Hiểu đúng về sốt cao co giật ở trẻ em để xử trí đúng cách
Nếu như con bạn từng bị sốt cao co giật thì có lẽ không bố mẹ nào có thể quên được. Tuy nhìn bên ngoài cơn co giật thật đáng sợ nhưng hầu hết sẽ không để lại hậu quả.
Tìm hiểu về bệnh sốt cao co giật ở trẻ để biết cách xử trí kịp thời
Nguyên nhân gây ra cơn co giật chưa được nghiên cứu chắc chắn. Thường nhiệt độ cơ thể từ 38°C có thể gây ra co giật hoặc có thể do trẻ mắc bệnh động kinh. Co giật cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang bị mắc bệnh.
Đối tượng dễ bị co giật do sốt cao?
Sốt cao co giật bệnh thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi từ 12 đến 18 tháng
Trẻ em từ 3 – 6 tháng tuổi rất dễ bị sốt cao co giật. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ ở lứa tuổi từ 12 đến 18 tháng. Ngoài 6 tuổi thì khả năng bị co giật do sốt của trẻ gần như rất hiếm gặp.
Trẻ em có nhiều khả năng bị co giật nếu như trong gia đình bạn trước đây từng có người bị co giật. Hoặc nếu đã từng bị sốt cao co giật thì cũng dễ gặp phải lần tiếp theo khi bị sốt.
Cơn co giật diễn ra như nào?
Triệu chứng của cơn co giật phụ thuộc vào loại sốt cao co giật.
Sốt cao co giật đơn thuần:
Là tình trạng phổ biến hơn và thường kết thúc chỉ sau 1 – 2 phút, kéo dài nhất là 15 phút.
Triệu chứng thường gặp:
- Co giật, run rẩy khắp cơ thể.
- Trợn mắt
- Không phản hồi khi có người hỏi
- Rên rỉ
- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
- Dễ bị chảy máu lưỡi hoặc miệng do răng cắn phải
Sau cơn co giật, người bệnh sẽ cảm thấy buồn ngủ, cáu kỉnh hoặc bồn chồn trong vài giờ tiếp theo tới khi hết hẳn.
Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38°C đã có khả năng gây ra sốt cao co giật
Co giật phức tạp:
Bệnh ít phổ biến hơn, thường kéo dài hơn 15 phút. Trẻ em hoặc người lớn có thể bị co giật hơn 1 lần trong ngày. Chỉ một phần cơ thể bị co giật hoặc rung lắc. Sau đó, cánh tay hoặc chân yếu đi không đứng nổi.
Co giật phức tạp là vấn đề lớn có thể cần phải đi khám và điều trị bổ sung.
Nguyên nhân thường gặp gây ra sốt cao co giật
Tất cả trẻ em dưới 6 tuổi và sốt cao đều có nguy cơ co giật. Đây là những lý do phổ biến nhất gây sốt:
- Nhiễm trùng: Nếu con bạn bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, bé có thể bị sốt.
- Tiêm phòng: Sốt có thể do trẻ tiêm phòng một số bệnh như: sởi, quai bị và rubella. Trẻ có thể bị sốt từ 8 – 14 ngày sau khi tiêm.
Phải làm sao khi trẻ sốt cao co giật?
Hãy bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các hành động sau để ngăn ngừa chấn thương cho trẻ:
- Đưa bé tới nơi an toàn để tránh cho trẻ bị ngã.
- Cho bé nằm nghiêng để bé không bị sặc nước bọt hoặc nôn mửa.
- Đừng cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ lúc này.
- Đừng giữ trẻ hoặc cố gắng kiểm soát cơn co giật của bé.
Sau khi cơn co giật của trẻ kết thúc tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám
Gọi cho bác sĩ ngay khi cơn co giật kết thúc. Bởi bạn cần tìm ra nguyên nhân gây sốt. Đặc biệt đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi cần xét nghiệm y tế để đảm bảo cơn sốt không phải do viêm màng não – một bệnh nhiễm trùng bên trong màng não.
Có nên đưa trẻ nhập viện khi lên cơn sốt cao co giật?
Bạn nên đưa trẻ tới viện nếu bé có biểu hiện:
- Cơn co giật kéo dài quá 5 phút.
- Trẻ đang khó thở và cơ thể chuyển sang tím tái
- Chỉ một phần cơ thể co giật
- Trẻ có hành động kỳ lạ trong một giờ hoặc hơn.
- Trẻ bị mất nước
- Thêm 1 cơn co giật trong vòng 24 giờ
Liệu trẻ có bị sốt cao co giật nhiều lần?
Có tới 35% trẻ từng bị sốt cao co giật sẽ bị lại trong vòng 1 hoặc 2 năm. Trẻ nhỏ hơn 15 tháng tuổi có khả năng lặp lại cao hơn. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết là con bạn sẽ bị co giật khi sốt cao ở nhiệt độ tương đương.
Giải pháp điều trị co giật
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống động kinh cho trẻ sau một cơn sốt cao co giật phức tạp. Thuốc đặt hậu môn gel diazepam giúp ngăn chặn cơn co giật.
Hậu quả của co giật với sức khỏe của trẻ
Thường cơn sốt cao co giật đơn thuần không gây tổn thương não hay khả năng tiếp thu của trẻ. Do không giống như động kinh, khi mà trẻ bị co giật mà không kèm sốt. Cơn co giật do sốt cao chỉ có khả năng làm tăng nguy cơ bị động kinh ở trẻ.
Thường sốt cao co giật không gây bất kì hậu quả lâu dài nào nên sau đó bạn có thể hoàn toàn cho bé sinh hoạt bình thường.