Giải pháp khắc phục tình trạng táo bón nặng, kéo dài

20-09-2024 07:00:46

Táo bón nặng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tìm hiểu táo bón nặng phải làm sao để giải quyết tình trạng này nhanh chóng.

Giải pháp khắc phục tình trạng táo bón nặng 

MỤC LỤC
Táo bón nặng là gì?
Dấu hiệu táo bón nặng
Nguyên nhân gây táo bón nặng
Táo bón nặng có nguy hiểm không?
Bị táo bón nặng phải làm sao?

Táo bón nặng là gì?

Táo bón là một dạng của rối loạn đường tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng đi phân không đều và gặp khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài.

Nó được định nghĩa là tình trạng không đi đại tiện quá 3 ngày ở người lớn và một tuần không đi đại tiện trên 3 lần đối với trẻ em. 

Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột non sau đó là ruột già nhờ hoạt động co bóp của các cơ tại thành ruột. Đại tràng là nơi diễn ra quá trình hấp thụ nước lần cuối cùng, tạo ra một chất rắn gọi là phân. 

Khi bị táo bón, thức ăn có thể di chuyển chậm qua ruột già, điều này khiến đại tràng có nhiều thời gian hơn để hấp thụ nước từ phân, khiến phân trở nên khô, cứng, kết thành mảng to nên khó thải ra ngoài khi đi đại tiện.

Táo bón nặng là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần kèm theo tình trạng phân rất khô cứng, mỗi khi đi ngoài cực kỳ khó khăn, đau rát hậu môn.

Dấu hiệu táo bón nặng

Các biểu hiện táo bón nặng thường gặp gồm: 

Phân khô và cứng, đồng thời có lẫn máu
Có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần lại đi được khá ít
Bị rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hoặc són phân
Đau bụng âm ỉ hay đau quặn bụng
Chướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa chậm
Hậu môn rạn, rách, đau rát
Táo bón nặng gây trĩ hay sa trực tràng
Buồn nôn và nôn
Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt
Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng do đi ngoài khó khăn.

Nguyên nhân gây táo bón nặng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón nặng, thường liên quan tới chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt kém lành mạnh.  
 
Những tác nhân điển hình nhất được kể đến là chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đạm động vật, sữa, phô mát. 

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ít tập thể dục, ngồi một chỗ quá lâu hoặc căng thẳng, stress và thiếu ngủ kéo dài đều có thể gây ra tình trạng táo bón.

Ngoài ra, táo bón nặng và kéo dài cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiêu hóa và đường ruột, chẳng hạn như:

Bệnh lý đại tràng: các vấn đề đại tràng như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, khối u vùng bụng chèn ép đường ruột, ung thư đại tràng và trực tràng…
Rối loạn thần kinh: khiến cho các cơ của đại tràng và trực tràng hoạt động kém đi, giảm tốc độ đẩy phân ra ngoài. Thường gặp phải trong các bệnh thần kinh, chứng đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh Hirschsprung, chấn thương tủy sống, đột quỵ...
Cơ vùng chậu suy yếu hay rối loạn hoạt động ảnh hưởng tới khả năng tống xuất phân.
Rối loạn hormone: bệnh cường cận giáp, suy giáp, tiểu đường...
Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc như thuốc giảm đau opioid, thuốc bổ sung sắt, thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn canxi, clonidine và thuốc lợi tiểu có thể gây ra tình trạng táo bón kéo dài.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị táo bón như: tuổi tác, phụ nữ mang thai, thừa cân béo phì...

Nguyên nhân gây táo bón thường gặp

Táo bón nặng có nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: 

Viêm đại tràng, ung thư đại tràng: chất cặn bã không thể đào thải, độc tố tích tụ lâu ngày có thể gây ra viêm nhiễm trực tràng và tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Trĩ nội, trĩ ngoại: phân đọng lại ở trực tràng lâu ngày sẽ làm cản trở tuần hoàn, áp lực khi đi vệ sinh có thể dẫn tới sự hình thành của trĩ nội hoặc trĩ ngoại. 
Trẻ bị biếng ăn, kém hấp thu, suy dinh dưỡng, sụt cân, chậm lớn và đề kháng kém.
Nứt hậu môn: xuất hiện một vết loét nông ở ống và rìa hậu môn do phân cứng cố gắng đi qua.
Viêm túi thừa đại tràng: tình trạng phân khô cứng bị mắc kẹt lâu ngày trong đại tràng gây nên tình trạng nhiễm trùng trong các túi này gọi là bệnh viêm túi thừa.
Tổn thương cơ sàng chậu: việc rặn quá mạnh hay quá nhiều trong một thời gian dài bị táo bón nặng có thể khiến tổn thương nhóm cơ sàng chậu, khiến nước tiểu rò rỉ từ bàng quang.

Biến chứng của tình trạng táo bón nặng, kéo dài

Bị táo bón nặng phải làm sao?

Để điều trị táo bón, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh ở từng trường hợp cụ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Các biện pháp khắc phục tình trạng khó đi vệ sinh, bên cạnh việc điều trị và giải quyết nguyên nhân, bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Tình trạng táo bón nặng có thể được giải quyết bằng các loại thuốc như: thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc làm mềm phân...

Các loại thuốc trên có tác dụng hỗ trợ tống phân ra bên ngoài dễ dàng, tuy nhiên thường đi kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn, do đó không sử dụng dài ngày. 

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng mà cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Thay đổi chế độ ăn uống

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả các loại nước ép trái cây. Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn và các loại nước có gas, nước ngọt.

Tăng cường các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như: hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, gạo lức, bánh mì đen…

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ăn các loại thức ăn chế biến mềm như: cháo, súp...

Tránh các loại đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, mỳ ăn liền hoặc các chất kích thích như ớt cay hay hạt tiêu.

Một số nhóm thực phẩm có chứa nhiều magie có tác dụng tăng cường nhu động ruột như khoai lang, hạt kê, sữa, một số loại rau như rau đay, rau dền, mồng tơi, khoai sọ, chuối tiêu… 

Không ăn quá nhiều đạm động vật, hoặc uống quá nhiều sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa giàu protein…

Kiêng ăn đồ chiên xào, nhiều giàu mỡ và chất béo không tốt cho động mạch, cũng như hệ thống tiêu hóa.

Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn

Việc trì hoãn đại tiện sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng, càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. 

Người bệnh cần xây dựng thói quen đi đại tiện khoa học như:

Đi vệ sinh vào một khung giờ mỗi ngày

Không nên nhịn mà đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu
Không đi quá lâu hay rặn quá mạnh
Không sử dụng điện thoại khi đi đại tiện.

Thụt hậu môn

Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi đại tiện không thể thực hiện, kể cả khi đã dùng thuốc nhuận tràng và thuốc làm mềm phân. 

Cần nắm rõ thao tác thụt trước khi thực hiện, nhất là khi sử dụng cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi... để tránh tổn thương tới vùng hậu môn trực tràng. 

Khi thụt hậu môn cho phụ nữ mang thai, cần đặc biệt cẩn trọng và thao tác nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Phẫu thuật

Một số tình trạng táo bón nặng có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật như ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ mãn tính.

Cải thiện và ngăn ngừa táo bón với men vi sinh

Men vi sinh (probiotics) giúp giảm táo bón bằng cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột.

Cân bằng hệ vi sinh: Probiotics giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, điều này làm cân bằng hệ vi sinh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Tăng cường chức năng đường ruột: Các vi khuẩn có lợi có thể kích thích chuyển động ruột, giúp đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn và ngăn ngừa táo bón.

Tăng sản xuất chất nhầy: Một số loại men vi sinh có thể giúp tăng cường sản xuất chất nhầy trong ruột, giúp làm mềm phân và dễ dàng hơn trong việc di chuyển qua ruột.

Giảm viêm: Probiotics có khả năng làm giảm viêm trong ruột, điều này giúp cải thiện tình trạng của hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng táo bón mãn tính.

Cải thiện quá trình lên men: Vi khuẩn có lợi hỗ trợ quá trình lên men trong ruột, giúp phân mềm và dễ dàng đào thải.

Sử dụng men vi sinh đều đặn có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống đủ nước.

Men vi sinh có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn khi bị táo bón nặng, kéo dài.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần

Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu

Công dụng

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.

Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //