Giải đáp thắc mắc: “Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa phải làm sao?”

04-05-2023 10:25:47

Có rất nhiều loại côn trùng có thể cắn đốt như muỗi, kiến, ong gây sưng đỏ, ngứa ngáy, thậm chí là dị ứng nghiêm trọng. Xử lý thế nào khi bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa?

Vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa

Các triệu chứng khi bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa

Mức độ nghiêm trọng của vết cắn hoặc đốt khác nhau tùy thuộc vào loại côn trùng liên quan và mức độ nhạy cảm của con người.

Côn trùng cắn thường gây ra các triệu chứng nhẹ như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy và kích ứng. Vùng da xung quanh vết côn trùng cắn có thể bị viêm, chứa nhiều chất lỏng, phồng rộp hoặc sưng tấy. Các vết cắn thường biến mất trong vài giờ và có thể tự khắc phục tại nhà.

Các vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa trên da là phản ứng của cơ thể với nước bọt của côn trùng. Trong khi côn trùng đang đốt, một số chất tiết hoặc nọc độc của nó lẫn vào và gây ra phản ứng dị ứng.

Phản ứng dị ứng với vết cắn và vết đốt có thể là:

Phản ứng cục bộ nhỏ

Điều này dẫn đến đau trong vài ngày nhưng sẽ khỏi khi được điều trị tại nhà. Xung quanh vết cắn hoặc vết đốt có một mảng đỏ và một vùng sưng nhỏ (lên đến 1 cm) và có thể biến mất sau vài giờ.

Phản ứng cục bộ lớn

Có thể có phát ban toàn thân, sưng và ngứa hoặc mề đay. Khu vực xung quanh vết cắn, vết đốt có thể sưng lên. Vết sưng thường sẽ kéo dài hơn 48 giờ. Nhiều vết cắn hoặc vết đốt dẫn đến phản ứng nghiêm trọng hơn.

Phản ứng toàn thân hoặc hệ thống

Đây là dạng dị ứng nghiêm trọng dẫn đến sốc phản vệ. Biểu hiện của bệnh nhân là thở khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt nhanh, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, sưng mặt, cổ và môi, lú lẫn, lo lắng hoặc kích động.

Côn trùng cắn sưng đỏ gây khó chịu trên da

Phòng tránh côn trùng cắn sưng đỏ ngứa

Côn trùng cắn đốt không chỉ gây ngứa ngáy mà còn có nguy cơ truyền nhiễm bệnh, như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da, bệnh dịch hạch, suyễn… Do đó, tốt hơn hết là nên thực hiện các biện pháp phòng tránh côn trùng cắn đốt để phòng tránh nguy cơ này.

Các biện pháp nên thực hiện:

  • Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, nơi có nhiều cây cối
  • Đội mũ, đeo găng tay khi làm vườn
  • Tránh dùng nước hoa mạnh, dầu gội có mùi thơm nhiều vì có thể thu hút côn trùng
  • Tránh uống nước từ chai hoặc lon đã mở để tránh bị đốt hoặc dính nọc hoặc nước bọt của côn trùng vào miệng
  • Rửa tay sau khi ăn hoặc xử lý thức ăn dính, ngọt ở ngoài trời (đặc biệt là tay của trẻ em)
  • Đậy kín thức ăn thừa, đặc biệt là khi ăn ngoài trời
  • Dùng sản phẩm thảo dược dạng xịt và lăn để phòng chống muỗi và côn trùng cắn đốt

Dùng sản phẩm xịt thảo dược chống muỗi và côn trùng cắn đốt

Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa phải làm sao?

1. Tránh nơi bị đốt

Khi bị côn trùng cắn nổi mẩn đỏ nên nhanh chóng di chuyển đến khu vực an toàn để tránh bị cắn hoặc đốt thêm.

2. Loại bỏ ngòi trong vết cắn hoặc đốt

Nhiều loại côn trùng để lại ngòi sau khi cắn hoặc đốt. Có thể dùng dụng cụ gắp để lấy ngòi côn trùng trên da, tránh bị dị ứng thêm.

Loại bỏ ngòi trong vết côn trùng đốt

3. Vệ sinh vết đốt

Nhẹ nhàng rửa khu vực bị đốt bằng xà phòng và nước sạch.

4. Chườm mát

Đắp một miếng vải thấm nước lạnh chườm đá lên vùng bị cắn hoặc đốt trong 10 đến 20 phút. Điều này giúp giảm đau và sưng. Nếu vết thương ở cánh tay hoặc chân, hãy nâng tay hoặc chân lên.

5. Uống thuốc kháng histamine

Uống thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa ngáy. Nhiều loại thuốc kháng histamine có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và làm mất tập trung nên cần lưu ý khi sử dụng.

6. Thuốc giảm đau

Chỉ dùng thuốc giảm đau khi cần thiết, trong trường hợp vết đốt rất đau.

7. Thoa kem chống viêm

Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm kem bôi có chứa corticoid. Kem bôi corticoid có khả năng chống viêm mạnh mẽ nhưng nhiều loại không phù hợp cho trẻ em hoặc người già. Lạm dụng corticoid trong thời gian dài hoặc trên diện tích da rộng, sẽ có nguy cơ thuốc được hấp thu vào trong máu gây tác dụng phụ như làm chậm phát triển ở trẻ em hoặc hội chứng Cushing (tình trạng cơ thể có nhiều rối loạn như giữ nước, tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương). Vì vậy, các loại kem thảo dược an toàn hơn kem bôi corticoid trong các trường hợp này.

8. Thoa kem thảo dược

Có một số loại thảo dược như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội có tác dụng giúp sát trùng, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, sưng tấy do côn trùng đốt, làm dịu da, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da. Từ các thảo dược này, các chuyên gia đã nghiên cứu ứng dụng và sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất, tạo thành kem thảo dược giúp giảm sưng đỏ ngứa do côn trùng đốt.

Có thể bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

KEM NHẤT NHẤT

Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

Thành phần:

Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng: 

  • Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
  • Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
  • Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
  • Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
  • Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS. Nguyễn Lụa
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //