Giá hồ tiêu hôm nay 2/4: Đồng loạt giảm 500 đồng/kg ở Gia Lai và Bình

02-04-2019 09:33:59

Giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 500 đồng ở các tỉnh Gia Lai và Bình Phước. Tính chung toàn vùng, giá tiêu dao động trong khoảng 43.500 - 46.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang có mức giá cao nhất 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) ở mức 45.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai có giá 43.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) có giá giá 43.500 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu đang giữ ở mức 45.000 đồng/kg, theo số liệu từ Vietnambiz.

Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới. Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với cà phê.


Giá hồ tiêu nguyên liệu hôm nay giảm 500 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Bình Phước.

Theo phản ánh từ Báo Thanh Niên, ngày 29.3, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc họp báo quý I năm 2019 để thông tin một số vấn đề dư luận quan tâm trong thời gia qua.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNH) chi nhánh tỉnh Gia Lai, tổng dư nợ mà người dân toàn tỉnh Gia Lai vay trồng tiêu là trên 4.300 tỉ đồng với hơn 26.000 hộ vay. Thực tế, sau khi hơn 5.500 ha hồ tiêu bị dịch bệnh chết, thêm vào đó giá tiêu tụt dốc nên nhiều hộ dân không có khả năng trả nợ ngân hàng. Nhiều người dân đã rời khỏi địa phương đi làm ăn xa để... trốn nợ.

Trước tình hình đó, tại buổi họp báo, phóng viên báo, đài đã đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề ngành ngân hàng sẽ xử lý, tháo gỡ dư nợ cho người dân trồng tiêu như thế nào.

Ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc NHNN chi nhánh tại Gia Lai, cho biết hiện nay dư nợ cho vay trên toàn tỉnh Gia Lai để đầu tư cây tiêu là khoảng 4.300 tỉ đồng, trong đó có khoảng 2.200 tỉ là nợ xấu. Trước tình hình hơn 5.500 ha tiêu bị chết, giá tiêu giảm mạnh khiến người dân khó có khả năng trả nợ, đi khỏi địa phương, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ.

 

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN //