Đừng quá tin nước súc miệng trị hôi miệng!
Hầu như ai cũng tin rằng nước súc miệng trị hôi miệng. Điều này không hoàn toàn đúng. Muốn hết hôi miệng, cần tìm đúng nguyên nhân để loại bỏ hoặc khắc phục.
Dùng nước súc miệng trị hôi miệng là giải pháp của nhiều người
Nước súc miệng có giúp loại bỏ mùi hôi miệng?
Nước súc miệng kháng khuẩn có chứa chlorhexidine và cetylpyridinium giúp giảm số lượng vi khuẩn trong miệng, do vậy sẽ giúp giảm tình trạng hơi thở có mùi. Nước súc miệng có chứa clo dioxide và kẽm giúp khử sạch mùi hôi bằng cách trung hòa chúng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nước súc miệng có chứa chlorhexidine có thể tạm thời làm ố răng, lưỡi và làm giảm vị giác.
Có ý kiến còn cho rằng, ban đầu nước súc miệng đúng là giúp loại bỏ mùi khó chịu trong miệng, nhưng sau đó có thể khiến tình trạng hôi miệng tệ hơn. Nguyên nhân là nồng độ cồn có trong nhiều loại nước súc miệng có thể khiến miệng bị khô. Khi các tuyến nước bọt bị khô, chúng không có khả năng giúp rửa sạch vi khuẩn nên mùi hôi miệng lại tiếp tục xuất hiện.
Vì vậy, thay vì dùng nước súc miệng có chứa hóa chất để trị hôi miệng, thì mỗi người nên tìm hiểu đâu là nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi để loại bỏ tận gốc tình trạng này.
Muốn trị hôi miệng thành công, cần tìm đúng nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây hôi miệng
Hút thuốc lá, ăn thực phẩm có mùi, mắc bệnh răng miệng hoặc các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là vệ sinh răng miệng kém chính là những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.
Các mảnh vụn thức ăn dính lại trên răng và khoang miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và sinh sôi trên răng, nướu và lưỡi. Vi khuẩn sẽ phân hủy thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi - là nguyên nhân tạo ra mùi hôi.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân thì sẽ dễ dàng tìm ra cách để khắc phục.
Những cách ngăn ngừa hôi miệng ai cũng làm được
1. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể cải thiện tình trạng hôi miệng. Mùi hôi là do sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng. Nếu không có đủ nước, lượng nước bọt sẽ giảm, dẫn đến khô miệng - thiếu độ ẩm sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
Uống nhiều nước giúp miệng luôn ẩm và giảm mùi hôi khó chịu.
2. Tránh thức ăn gây mùi
Các thành phần từ thực phẩm chúng ta ăn vào được hấp thụ vào máu và mang đến phổi, mùi của chúng sẽ thoát ra khỏi miệng sau mỗi lần hít vào thở ra.
Vì vậy, nếu hơi thở có mùi thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
Nên ăn nhiều rau và thảo mộc, đồng thời nên hạn chế các loại thực phẩm góp phần gây hôi miệng như những loại thức ăn có chứa nhiều đường hoặc có hương vị đặc biệt mạnh (hành, tỏi, cá biển, mắm tôm...). Nếu đã ăn những thực phẩm gây mùi thì nên đánh răng hoặc súc miệng kỹ sau khi ăn.
Các thực phẩm gây mùi hôi miệng
3. Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su không đường cũng có thể giúp giảm hôi miệng, vì nó kích hoạt và giúp sản xuất nước bọt trong miệng. Với sự gia tăng của nước bọt, vi khuẩn gây mùi khó kết tụ lại với nhau hơn và do đó sẽ không gây hôi miệng nhiều.
Nên tránh kẹo cao su có đường vì đường là thủ phạm chính khiến vi khuẩn phát triển trong miệng.
4. Cắt giảm đường
Các loại đồ uống chứa nhiều đường như soda hoặc một số loại nước trái cây cũng có thể gây hôi miệng, vì đường chính là "thức ăn" mà vi khuẩn thích nhất.
Nếu không muốn bị hôi miệng, bạn nên cắt giảm đường, bỏ hoặc hạn chế uống các loại nước uống có cho thêm đường.
5. Tránh uống rượu và cà phê
Rượu và cà phê gây mất nước, khô miệng vì vậy sẽ khiến vi khuẩn phát triển và gây mùi khó chịu.
6. Bỏ thuốc lá
Ngoài các vấn đề sức khỏe răng miệng như bệnh nướu răng, loãng xương và ung thư miệng, hút thuốc lá cũng gây hôi miệng. Do vậy, để hơi thở thơm tho và bảo vệ sức khỏe tổng thể, nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
7. Điều trị bệnh răng miệng và các bệnh lý khác
Nhiễm trùng trong răng miệng tạo ra môi trường khiến vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi.
Ngoài bệnh răng miệng, có nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến mùi hôi miệng, điển hình là:
- Trào ngược axit dạ dày
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh thận
- Viêm nha chu
- Nhiễm trùng miệng và xoang
- Vấn đề tiêu hóa
- Một số bệnh ung thư
Điều trị và kiểm soát các vấn đề sức khỏe này sẽ giúp giảm tình trạng hôi miệng.
8. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Thay vì dùng nước súc miệng trị hôi miệng tạm thời, điều quan trọng mà mỗi người cần làm là vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải đánh răng có lông mềm. Mỗi lần đánh răng 2 phút, chải kỹ các mặt của răng, chú ý răng hàm trong cùng.
- Cạo lưỡi vì lưỡi bẩn cũng chính là nơi sản sinh ra mùi hôi.
- Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng để làm sạch tối ưu.
- Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ cặn thức ăn trong miệng.
Dùng nước ngậm răng miệng sau khi đánh răng giúp làm sạch tối ưu
Nước ngậm răng miệng thảo dược - giảm mùi hôi miệng trong suốt cả ngày
Nếu lo ngại nước súc miệng trị hôi miệng có chứa cồn hoặc hóa chất gây hại, bạn có thể tham khảo sử dụng nước ngậm răng miệng thành phần thảo dược an toàn và lành tính.
Khác với nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng yêu cầu thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn - tối thiểu 5 phút. Trong thời gian ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ vài giây để dung dịch len lỏi vào các kẽ răng và góc hàm. Sau thời gian ngậm, nhổ bỏ dung dịch sẽ thấy chút gợn, cặn - đó là các cặn bẩn bám ở kẽ răng, niêm mạc miệng được loại bỏ.
Do làm sạch răng miở thơm tho suốt cả ngày.
Nước ngậm răng miệng thảo dược hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Nước Ngậm Răng Miệng Nhất NhấtMỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng. Bệnh nặng có thể ngậm nhiều lần hơn Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |