Đừng để cao răng màu đen "cướp" đi nụ cười của bạn!

26-10-2021 13:19:00

Cao răng màu đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây hôi miệng, viêm chân răng, răng lung lay, thậm chí rụng răng. Cao răng bị đen lâu năm cần phải điều trị như thế nào?

Cao răng màu đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây hôi miệng

Cao răng bị đen là tình trạng cảnh báo sự bất thường. Bình thường, răng có màu trắng sáng hoặc trắng vàng hơi xám là do lượng canxi có trong men răng. Canxi có màu trắng tự nhiên và răng của chúng ta có màu trắng là do canxi.

Tuy nhiên, không phải lúc nào răng cũng có màu trắng hoặc trắng ngà như bình thường. Nếu có sự kết hợp của các chất khác sẽ khiến răng chuyển màu, sang màu vàng, xám, thậm chí cả màu đen. Những màu sắc này thường là do mảng bám tích tụ thành cao răng.

Cao răng là những mảng bám cứng ở phía trên đường viền nướu, thường có màu trắng vàng, nhưng ở một số người, cao răng lại có màu đen.

Lý do cao răng có màu đen

Nguyên nhân cơ bản của việc hình thành cao răng chính là không vệ sinh răng miệng tốt. Điều này khiến mảng bám tích tụ ngày càng nhiều trên răng, kết hợp với các mảnh vụn thức ăn, khiến cao răng hình thành.

Có một số lý do khiến cao răng chuyển thành màu đen:

Hút thuốc lá

Nhiều loại hóa chất có trong thuốc lá khiến cao răng chuyển sang màu đen và dễ mắc các bệnh răng miệng hơn.


Hút thuốc lá khiến cao răng có màu đen

Ăn nhiều đường và tinh bột

Thức ăn và đồ uống có đường và tinh bột gây ra sự tích tụ axit, cuối cùng dẫn đến cao răng. Nếu ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột nhưng lười vệ sinh răng miệng thì cao răng sẽ dần chuyển sang màu xám, đen.

Uống nhiều cafe, rượu vang đỏ

Một số loại đồ uống có màu sẫm như rượu vang đỏ hoặc cà phê có thể khiến cao răng bị ố vàng thành màu sẫm hơn.

Chấn thương men răng

Men răng là lớp phủ bên ngoài, bảo vệ răng khỏi bị sâu và hư hại. Nếu lớp này bị tổn thương, thì có thể làm cho cao răng có màu sẫm hơn hoặc đen.

Do nhiễm máu từ nướu

Cao răng dưới nướu thường có màu đen vì cao răng tại đó có thể kết hợp với máu từ nướu răng bị tổn thương hoặc nhạy cảm. Điều này cho thấy bệnh nướu răng đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

Làm thế nào để điều trị cao răng lâu năm?

Cao răng bị đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cao răng còn kéo theo một số vấn đề như hôi miệng; nướu bị sưng, đỏ hoặc chảy máu; răng lung lay, rụng răng…

Nếu nhận thấy cao răng có màu đen, bạn nên đi đến phòng khám nha càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ thăm khám và thực hiện quy trình cạo cao răng, để loại bỏ hoàn toàn vôi răng và các vấn đề răng miệng khác do cao răng gây ra.

Để loại bỏ cao răng màu đen, nha sĩ thường dùng dụng cụ nha khoa đặc biệt và dụng cụ siêu âm để phá vỡ cao răng, giúp loại bỏ dễ dàng hơn.

Trong trường hợp sâu răng thì cần phải loại bỏ phần răng đen bị hư hỏng. Nếu sâu răng quá nặng, có thể cần điều trị tủy răng và sử dụng mão răng sứ hoặc bọc răng sứ để phục hình răng, lấy lại tính thẩm mỹ cho nụ cười.


Nha sĩ sử dụng dụng cụ đặc biệt để cạo cao răng

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa cao răng tái phát

Chú ý đồ ăn

Nên hạn chế một số loại đồ ăn có tính dính và nhiều đường vì chúng sẽ bị bám lại trên răng, là thức ăn mà vi khuẩn yêu thích. Nếu không được loại bỏ, mảng bám sẽ tích tụ lại thành cao răng. Vi khuẩn sinh sôi từ mảng bám sẽ gây hôi miệng và các bệnh răng miệng khác.

Một số loại đồ uống có thể gây vàng răng như cà phê, trà đặc, rượu vang đỏ… cũng nên chú ý. Sau khi uống xong nên súc miệng lại cho sạch.

Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả vì nhưng thực phẩm này giàu chất xơ, giúp làm sạch răng và tốt cho sức khỏe tổng thể.


Táo giàu chất xơ giúp làm sạch răng

Bỏ thuốc lá

Nên bỏ thuốc lá bằng mọi cách. Không chỉ gây hại cho răng miệng, thuốc lá còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Đánh răng đúng cách

Ai cũng đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nhưng không phải ai cũng biết đánh răng đúng cách.

Trước tiên, cần chọn bàn chải có lông mềm, có thể chải sạch các góc hàm răng. Nếu có thể thì dùng bàn chải điện để làm sạch răng tốt hơn. Khi đánh răng, cần chải kỹ các bề mặt của răng. Thời gian tối thiểu cần đánh răng là 2 phút/lần.

Dùng chỉ nha khoa

Sau khi ăn, nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch mảnh vụn thức ăn ở các kẽ răng. Tránh để mảnh vụn thức ăn còn sót lại, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Dùng nước ngậm răng miệng sau khi đánh răng

Sau khi đánh răng xong, để tối ưu hóa khả năng làm sạch và bảo vệ răng miệng, nên dùng thêm nước ngậm răng miệng thảo dược.

Khác với các loại nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng yêu cầu thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn (khoảng 5-10 phút). Trong thời gian ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi sâu vào góc khoang miệng, các kẽ răng. Sau khi nhổ bỏ dung dịch, sẽ thấy chút gợn, cặn – đó là màng nhầy và mảng bám ở răng, nướu và niêm mạc miệng được làm sạch.

Làm sạch răng miệng mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa cao răng hình thành, phòng ngừa các bệnh răng miệng khác.

Nước ngậm răng miệng thảo dược đã được đánh giá là giúp giảm viêm loét miệng do nhiệt, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, chảy máu chân răng, làm giảm mảng bám và cao răng.

Để hỗ trợ làm sạch răng miệng tối ưu, ngăn ngừa hình thành cao răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng, mỗi người nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng thật tốt mỗi ngày, sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng.

Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất

•        Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

•        Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

•        Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

•        Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại //