Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật: Nên hay không?
Thoái hóa khớp gối đặc biệt nguy hiểm vì khả năng gây tàn phế cho người bệnh.“Có nên điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật” là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đắn đo
Liệu có nên trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật?
Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học trong khớp gối, hậu quả là dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các phản ứng sưng đau, gây viêm và giảm dịch khớp gối. Bệnh khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày, nhất là việc đi lại, đứng - nằm - ngồi và có khả năng gây tàn phế.
Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trong đến người bệnh
Một số triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối cần chú ý
- Xuất hiện những cơn đau khớp gối với mức độ đau tăng dần, đau ban đêm nhiều hơn đau ban ngày.
- Khi co duỗi chân có thể nghe thấy những tiếng kêu lục khục, lạo xạo ở đầu gối.
- Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Cử động của khớp bị hạn chế, việc di chuyển phải mất nửa tiếng hoặc hơn mới thấy dễ dàng và dễ chịu hơn.
- Khó vận động khớp gối khiến việc đi lại trở nên khó khăn, đau đớn. Người bệnh còn cảm thấy khó nhấc chân, đi tệp tễnh, đứng lên ngồi xuống cũng gặp khó khăn.
- Đau khi đứng lên ngồi xuống, đau khi leo cầu thang.
- Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp.
- Khớp gối bị biến dạng và bị teo ổ khớp.
Khi nào cần phẫu thuật thoái hóa khớp gối?
Mặc dù phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối có thể giúp bạn cải thiện chức năng của khớp gối, đi lại bình thường. Nhưng đa số các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp này sau cùng - tức là phương pháp phẫu thuật chỉ là lựa chọn cuối cùng mà thôi.
Phẫu thuật khớp gồi chỉ áp dụng khi tất cả các phương pháp khác mà tình trạng đau khớp gối và bệnh tình không thuyên giảm. Phẫu thuật thay khớp gối chỉ được áp dụng khi:
- Đau khớp gối ở mức độ vừa, nặng hoặc nghiêm trọng khiến bạn gặp khó khăn trong những hoạt động hàng ngày, kể cả ngày hay đêm hoặc cả những lúc nghỉ ngơi.
- Bị viêm và sưng khớp gối kéo dài, đồng thời không thể giảm tình trạng viêm và sưng sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc
- Cẳng chân bị lệch do thoái hóa khớp gối.
- Gặp tình trạng cứng khớp
- Tình trạng đau khớp gối không hề thuyên giảm đau khi sử dụng NSAIDs.
Phẫu thuật trị thoái hóa khớp gối áp dụng khi khớp bị căng cứng
5 phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối
1. Phẫu thuật nội soi làm sạch
Phương pháp phẫu thuật này chỉ được chỉ định tiến hành cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối khi:
- Có triệu chứng lâm sàng: đau khớp gối, hạn chế vận động gối.
- Đã điều trị nội khoa nhưng bệnh không thuyên giảm.
Không thực hiện kỹ thuật này nếu:
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 4 (khớp đã biến dạng, hẹp khe khớp hoàn toàn).
- Bệnh nhân bị thoái hóa gối giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 ở trên nền viêm đa khớp dạng thấp, có bệnh lý không cho phép phẫu thuật.
2. Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp này được áp dụng cho những bệnh nhân có tổn thương sụn với diện tích nhỏ và vừa, đơn ổ hoặc bị thoái hóa thứ phát sau chấn thương.
- Ưu điểm: Tạo ra được lớp sụn mới với bản chất là sụn trong thay thế được vùng khuyết sụn. Phần sụn mới về lâu dài bám dính tốt do có sự liền xương - xương.
- Nhược điểm: Tạo tổn thương mới tại vị trí lấy sụn đối với ghép tự thân. Nếu ghép đồng loại thì lại liên quan đến vấn đề xử lý mảnh ghép và thải mảnh ghép. Hơn nữa, trong thời gian chưa liền xương thì mảnh ghép dễ rơi vào khớp khiến tạo dị vật khớp, gây kẹt khớp.
3. Đục xương sửa trục
Đục xương sửa trục là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sớm, thoái hóa một khoang và thường gặp ở bệnh nhân có dạng chân chữ O, chữ X và chữ K. Tuy nhiên, kỹ thuật này dễ khiến cho bệnh nhân gặp tai biến liệt thần kinh và gây thách thức cho vấn đề thay khớp về sau.
4. Thay khớp
Phẫu thuật thay khớp được chỉ định khi bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4, hoặc không còn đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp là một phẫu thuật lớn đi kèm những rủi ro và chi phí cao, và không phải tất cả bệnh nhân có chỉ định thay khớp đều đáp ứng được.
5. Ghép tế bào sụn tự thân
Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi có tổn thương sụn mới do chấn thương. Tổn thương ở một vị trí đơn độc, diện tích vùng khuyết sụn nhỏ và vừa.
- Ưu điểm: Giúp phục hồi được lớp sụn mới có bản chất là sụn trong. Lớp sụn mới có tính đàn hồi, tính bền vững cao, giống sụn bình thường.
- Nhược điểm: Bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật. Đặc biệt khi ghép tế bào sụn phải mở khớp gối. Giá thành cao, mảnh ghép dễ bị bong khỏi vị trí ghép ngay sau khi phẫu thuật.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y từ “sớm” để giảm nguy cơ phẫu thuật
Có thể thấy, chi phí cho một lần phẫu thuật khá lớn mà vẫn chứa đựng rất nhiều rủi ro, biến chứng như nhiễm trùng khớp, lệch trục khớp gối, đau sau mổ, khớp bị hư sau thời gian sử dụng… Thoái hóa khớp là hậu quả tất yếu của tuổi tác, quá trình vận động lâu ngày và các tác nhân khác... Tuy nhiên, bệnh đến sớm hay muộn, nặng hay nhẹ có thể hoàn toàn do mỗi người có nắm bắt được kiến thức về bệnh, cũng như áp dụng các cách điều trị thoái hóa khớp gối an toàn để hỗ trợ điều trị từ “sớm” hay không.