Điều trị đau khớp bả vai đơn giản nhưng ít người biết

17-11-2021 15:28:40

Đau khớp bả vai không chỉ gây nhức mỏi, khó chịu mà nó có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị đau khớp bả vai nhanh chóng.

Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị đau khớp bả vai

Nguyên nhân gây đau khớp bả vai

Theo các chuyên gia, đau khớp bả vai có thể do nhiều nguyên nhân như do làm việc nặng trong một thời gian dài, do hoạt động sai tư thế, do chấn thương phần mềm hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý xương khớp.

Một số bệnh lý xương khớp cần lưu ý khi bị đau khớp bả vai là:

Thoái hoá khớp vai

Do vai là một trong những bộ phận phải hoạt động nhiều nhất trong cơ thể nên khớp vai rất dễ bị thoái hoá. Các xương dưới sụn bị xơ hoá, tạo gai xương và hốc xương, chạm vào dây thần kinh và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi cử động, để lâu dễ dẫn đến tình trạng cứng khớp, vận động khó khăn.

Viêm quanh khớp vai

Đây là tình trạng khớp vai bị tổn thương, gây đau khi cử động. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau với tần suất thấp, mức độ đau nhẹ, nhưng lâu dần để tình trạng viêm nặng hơn, phần sụn đệm bao bọc hai đầu khớp bả vai bị bào mòn, khớp vai viêm sưng, cơn đau có thể lan xuống vùng cánh tay, bàn tay, khiến người bệnh khó cầm nắm và gập duỗi tay.

Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm đau khớp vai có thể là:

  • Do nghề nghiệp phải thường xuyên sử dụng lực tay lớn
  • Do tuổi tác
  • Do vận động không đúng cách
  • Do lạm dụng một số loại thuốc như thuốc kháng lao, thuốc ngủ...

Trật khớp vai

Đây là một loại chấn thương chủ yếu do vận động sai tư thế hoặc do bị một lực bên ngoài tác động mạnh. Khi bị trật khớp, vai của bệnh nhân sẽ bị sưng tấy và cảm thấy đau nhức khớp vai dữ dội khi vận động, thậm chí là không thể cử động được vùng vai. Để nhận biết tình trạng trật khớp vai, bạn có thể nhận biết bằng mắt thường nếu thấy khớp vai xoay ra ngoài khoảng 30 - 40 độ.

Cứng khớp vai

Tình trạng này xảy ra khi bao khớp bị viêm dày và dính khớp lại, khiến vai đau và vận động khó khăn ở mọi hướng. Tổn thương vùng vai dạng cứng khớp là một bệnh lý ít gặp, chiếm khoảng 2% các bệnh lý về cơ xương khớp và thường gặp ở nữ giới. Bên cạnh đó, chấn thương khớp vai cũng là nguyên nhân gây cứng khớp vai, nhất là những vận động viên bơi lội, cử tạ… Ngoài ra những người mắc các bệnh như đái tháo đường, tim, bệnh tuyến giáp sẽ có nguy cơ cứng khớp vai cao hơn so với người khác.

So sánh khớp vai bình thường và khớp vai bị cứng

Phương pháp điều trị đau nhức khớp vai

Trong trường hợp người bệnh đau nhẹ do các nguyên nhân không phải bệnh lý, thì có thể tự khắc phục ở nhà bằng cách nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

Trong trường hợp đau khớp vai do vấn đề bệnh lý, người bệnh nên sớm đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và tìm cách khắc phục kịp thời. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ chỉ định như sau:

Phương pháp vật lý

Một số phương pháp vật lý có thể được áp dụng để hỗ trợ điều trị đau khớp bả vai là:

  • Dùng điện xung để giảm đau
  • Dùng nhiệt làm giảm đau
  • Dùng sóng ngắn để kháng viêm
  • Dùng sóng siêu âm để ngăn ngừa tình trạng dính cứng khớp bả vai

Phương pháp vật lý trị liệu

Đối với một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định kéo nắn đặc biệt hoặc tập các bài tập vận động khớp vai. Người bệnh có thể tự tập hoặc sử dụng các dụng cụ kèm theo như các sợi dây hoặc gậy.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu, thuỷ châm.

Trong trường hợp bệnh nặng, các phương pháp trên không khả thi thì người bệnh có thể được can thiệp bằng phẫu thuật.

Tập vật lý trị liệu bệnh đau khớp bả vai

Dùng thuốc Tây

Để điều trị đau khớp bả vai, các loại thuốc Tây sẽ được dùng nhằm giảm đau, chống viêm, giúp duy trì hoạt động bình thường của vùng vai và các bộ phận liên quan. Vậy đau khớp vai nên uống thuốc gì?

Các loại thuốc tây trị đau khớp bả vai có thể kể đến là:

  • Thuốc giảm đau chứa thành phần paracetamol
  • Thuống chống viêm không steroid: Celecoxib, Diclofenac, Etoricoxib, Meloxicam,...
  • Các loại thuốc bôi ngoài da nhằm giảm đau nhanh như Voltaren Emulgel
  • Các loại thuốc tiêm nội khớp trong trường hợp khớp bả vai bị thoái hoá như Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate, Betamethasone dipropionate, Hydrocortison acetat,...

Mặc dù thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng việc dùng thuốc cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ vì nó có thể gây tác dụng phụ như làm đau dạ dày, nặng là có thể gây xuất huyết dạ dày.

Dùng thuốc tây trị đau khớp bả vai cần theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị đau khớp bả vai bằng bài thuốc Đông y

Do thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên hiện nay nhiều người bệnh có xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị đau khớp bả vai. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc chữa đau xương khớp bí truyền có hiệu quả thực sự.

Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các chứng viêm khớp, thoái hoá khớp bả vai mà còn giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc được sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO dưới dạng viên nén tiện dụng và an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

Hiện thuốc có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, người bệnh có thể thuận tiện mua để điều trị bệnh đau khớp bả vai sớm.

XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT

Bạn bị:

• Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp?

• Thoái hóa khớp?

• Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ?

• Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng?

Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Lan Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //