Đề phòng làn sóng Covid-19 thứ hai, Mỹ đặt mua 1.000 túi đựng xác
Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA) đã đặt mua thêm 100.000 túi đựng xác để đề phòng “kịch bản xấu nhất” khi làn sóng Covid-19 thứ hai xảy ra.
Đề phòng làn sóng Covid-19 thứ hai, Mỹ đặt mua 1.000 túi đựng xác. Ảnh Reuters.
Thời báo phố Wall dẫn lời giới chức Mỹ ngày 29/4 cho biết, FEMA đã ký hợp đồng tổng trị giá 5,1 triệu USD với một công ty ở bang California hôm 21/4 để mua thêm 100.000 túi đựng xác. Lô hàng này dự kiến được bàn giao vào tuần tới.
Một phát ngôn viên của FEMA cho biết: “Để đề phòng kịch bản xấu nhất, FEMA đã ký hàng loạt hợp đồng nhằm sản xuất thêm và tăng cường kho dự trữ túi đựng xác để có thể sử dụng khi cần trong tương lai”, theo Dân trí.
Cách đây vài tuần, cơ quan này cũng đã đặt mua 100.000 túi đựng xác. Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó nói rằng, FEMA đã đề nghị được cung cấp 100.000 túi xác cho mục đích dân sự.
Người phát ngôn của FEMA cho hay, cơ quan này đã phân bổ số túi xác nhận được từ Bộ Quốc phòng cho các điểm nóng bùng phát dịch Covid-19 trên khắp nước Mỹ, còn lần đặt hàng mới này là nhằm chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.
Mỹ hiện là quốc gia có nhiều người mắc và tử vong vì Covid-19 nhất thế giới với hơn 1,05 triệu ca bệnh, trong đó hơn 61.000 người đã tử vong. Dựa vào mô hình phân tích, các chuyên gia thuộc Đại học Washington dự đoán, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên 74.000 người vào đầu tháng 8 tới.
Mới đây Hãng tin Reuters ngày 29/4 dẫn báo cáo thử nghiệm lâm sàng của Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) cho biết các bệnh nhân COVID-19 được sử dụng Remdesivir hồi phục nhanh hơn 30% so với các bệnh nhân được điều trị bằng placebo (giả dược), theo Tuổi trẻ.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại 68 địa điểm ở Mỹ, châu Âu và châu Á với 1.063 bệnh nhân tham gia. Bác sĩ và bệnh nhân tham gia thử nghiệm không được cho biết họ thuộc nhóm dùng Remdesivir hay giả dược để loại bỏ sự thiên kiến.
Thời gian hồi phục của bệnh nhân được điều trị bằng Remdesivir trung bình là 11 ngày trong khi bệnh nhân dùng giả dược là 15 ngày, người đứng đầu NIAID - bác sĩ Anthony Fauci khẳng định.
"Mặc dù tỉ lệ chỉ là 30% chứ không phải 100% nhưng đây là một bằng chứng rất quan trọng, đủ để chứng minh loại thuốc này có thể ngăn chặn được virus", ông Fauci lập luận.
Kết quả cũng cho thấy những người sử dụng thuốc Remdesivir có nguy cơ tử vong thấp hơn. Tỉ lệ tử vong là 8% đối với nhóm dùng Remdesivir so với 11,6% của nhóm giả dược.
\
Hãng tin Reuters nhận định việc Remdesivir chứng minh được sự hiệu quả trong điều trị được xem như ánh sáng cuối đường hầm cho nước Mỹ.