Đẩy lùi vấn nạn ma túy ở tuổi vị thành niên: Không thể chấn chừ
Tệ nạn ma tuý đang là vấn nạn nhức nhối, nguy hiểm đối với toàn xã hội. Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý là nhiệm vụ quan trọng, bức thiết của các cơ quan đoàn thể, nhà trường và gia đình.
Bộ Chính Trị chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy
Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS.
Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự.
Vì vậy, việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma túy không chỉ là trách nhiệm của lực lượng thanh niên mà của các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT⁄TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới và trước yêu cầu của thực tiễn, ngày 16⁄8⁄2019, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT⁄TW về Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chỉ thị lần này mang nhiều nội dung mới có tính chiến lược, tính thực tiễn sâu sắc, xử lý nhiều vấn đề cấp bách, tạo các điều kiện mới cho công tác phòng chống ma túy.
Có thể khẳng định, khi hiện thực hóa các giải pháp triển khai thi hành Chỉ thị của Bộ Chính trị sẽ tạo điều kiện cho công tác phòng chống ma túy (PCMT) bước sang giai đoạn mới hiệu quả, vững chắc.
PCMT phải biến thành các chương trình, giải pháp cụ thể và quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác này. Đó là "Tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Củng cố lực lượng chuyên trách đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống ma túy", "Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và ưu tiên đầu tư nguồn lực, trang thiết bị chuyên dụng cho công tác phòng, chống ma túy".
Hiện nay, tội phạm và số người nghiện ma túy ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Để làm tốt công tác tuyên truyền Luật phòng, chống ma túy góp phần làm giảm số lượng người nghiên ma túy ở địa phương mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về tác hại của các loại ma túy, đề cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy.
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân, nhất là thanh, thiếu niên, học sinh trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống ma túy.
Nâng cao nhận thức về tác hại của các loại ma túy, đề cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy. Các đoàn thể chính trị cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân hiểu rõ những hành vi mà Luật phòng, chống ma túy nghiêm cấm.
Các bộ, ngành phải tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường tuyên truyền về pháp luật, về các chất ma túy mới để thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên biết, chủ động phát hiện, phòng tránh; thường xuyên kiểm tra, rà soát và triển khai các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh, xử lý các vi phạm về sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực trường học, trong quán bar, karaoke, vũ trường… tiếp tục triệt phá các tụ điểm tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy nhỏ lẻ ở các địa phương, nhất là khu vực nông thôn.
Gia đình có trách nhiệm giáo dục thành viên, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo – mũi tiên phong trong công tác phòng, ngừa ma túy
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kế hoạch “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021”.
Mục đích của kế hoạch là nhằm triển khai hiệu quả các nội dung công việc được giao tại Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.
Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên.
Nội dung của Kế hoạch bao gồm 9 nhiệm vụ khác nhau, mỗi nhiệm vụ đều quy định cụ thể, chi tiết như: “Tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Đội của nhà trường trên toàn quốc”.