Đau răng kiêng ăn gì: Vấn đề quan trọng nhưng ít người để ý

16-01-2021 17:23:22

Có những loại thực phẩm khi ăn vào có thể khiến răng đau nhức, lợi sưng tấy rất khó chịu. Bạn có biết đau răng kiêng ăn gì và nên dùng gì để không còn đau răng miệng?

 

Giải đáp thắc mắc "Đau răng kiêng ăn gi?"
Muốn biết đau răng kiêng ăn gì, trước hết cần hiểu rõ tại sao lại đau răng và các triệu chứng điển hình khi bị đau răng miệng.

Đau răng là gì?

Đau răng là tình trạng đau nhức trong hoặc xung quanh răng. Nhức răng nhẹ có thể do kích ứng nướu tạm thời và có thể tự điều trị tại nhà. Những cơn đau răng nghiêm trọng hơn là do các vấn đề về răng miệng sẽ không tự thuyên giảm và cần được nha sĩ điều trị.

Tại sao cảm thấy rất đau răng?

Tủy răng bên trong răng là chất liệu mềm chứa đầy dây thần kinh, mô và mạch máu. Những dây thần kinh tủy này là một trong những dây thần kinh nhạy cảm nhất trong cơ thể bạn. Khi các dây thần kinh này bị kích thích hoặc bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, chúng có thể gây đau dữ dội.

Những nguyên nhân gây đau răng

Đau răng có thể do:

  • Sâu răng
  • Áp-xe răng (một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bên trong trung tâm của răng)
  • Gãy răng
  • Các chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc nghiến răng. Những chuyển động này có thể làm mòn răng.
  • Nướu bị nhiễm trùng
  • Răng mọc lệch hoặc nhổ răng khôn.
Viêm lợi có thể gây đau răng

Các triệu chứng khi bị đau răng

Đau răng có thể buốt, nhói đột ngột hoặc liên tục. Ở một số người, cơn đau chỉ xuất hiện khi có áp lực đè lên răng (cắn vào vật gì đó). Ngoài ra còn có các triệu chứng như: 
  • Sưng quanh răng
  • Sốt hoặc nhức đầu
  • Dịch chảy ra có mùi hôi từ răng bị nhiễm trùng
  • Mùi hôi từ miệng.

Nếu bạn cảm thấy khó thở và khó nuốt kèm theo cơn đau, hãy đi khám nha khoa ngay.

Đau răng kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?

Trái cây chua

Nếu bạn bị đau răng, nên tránh các loại trái cây như chanh, cam, bưởi,... Tất cả các loại trái cây này đều có tính acid cao, có thể khiến răng nhạy cảm hơn. Chúng có thể bổ dưỡng, nhưng lượng acid cao sẽ làm vết thương xót hơn, khó lành và dễ lở loét nên bạn cần tránh những loại hoa quả này khi bị đau răng. 

Trái cây chua khiến răng nhạy cảm hơn

Đồ uống có gas

Các loại đồ uống có gas vừa có đường vừa có tính acid có thể kích thích các dây thần kinh ở răng khiến cho cơn đau răng trở nên tồi tệ. Các loại đồ uống này làm xói mòn men răng cuối cùng sẽ dẫn đến răng xỉn màu và sâu răng. 

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Răng bị đau nhức rất dễ nhạy cảm với nhiệt độ. Vì vậy những thực phẩm lạnh như kem, nước đá, đá bào hay những thực phẩm quá nóng như lẩu, súp nóng,… đều nên kiêng khi bị đau răng bởi chúng khiến vùng lợi và răng bị kích ứng, từ đó làm tình trạng đau nhức răng trở nên tồi tệ hơn.

Đồ ăn có nhiều đường, tinh bột

Đường và tinh bột là nguyên nhân hình thành những mảng bám cứng đầu – nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại cho răng. Do đó, khi bị đau răng mà ăn những thực phẩm này thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Đường và tinh bột là tác nhân dẫn đến sâu răng, viêm nướu... Chính vì thế khi bị đau răng bạn nên tránh những thực phẩm như kẹo, bánh ngọt…

Đồ ăn cứng, dai, dẻo

Các thực phẩm cứng, dai, dẻo như mía, kẹo dẻo, phô mai… sẽ khiến răng phải hoạt động nhiều hơn bình thường để chia nhỏ thức ăn. Khi bị đau răng nếu ăn những thực phẩm này sẽ càng đau hơn, thậm chí khiến răng lợi bị tổn thương, nhiễm trùng nặng hơn.

Đồ ăn cứng khiến cơn đau răng tồi tệ hơn

Đồ ăn cay, nóng

Những đồ ăn cay nóng sẽ khiến cho răng lợi bị kích thích và khiến tình trang đau tệ hơn. 

Bên cạnh việc lưu ý đau răng không nên ăn gì, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng thật sạch. Sau khi đánh răng, bạn nên dùng Nước Ngậm Răng Miệng nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm nướu, tụt lợi, cao răng… 

Nước Ngậm Răng Miệng còn giúp hỗ trợ bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển các vi khuẩn gây hại cho răng miệng. 

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, giảm ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ 1800.6689

DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại //