Đau đầu gối khi leo cầu thang là bệnh gì? Điều trị thế nào?
Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang không chỉ ảnh hưởng tới việc đi lại, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Nếu gặp tình trạng này, bạn không nên xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý về xương khớp, có nguy cơ diễn biến thành mãn tính, “đeo bám” bạn đến cuối đời!
I - Nguyên nhân gây đau đầu gối khi leo cầu thang
Những cơn đau tại đầu gối khi leo cầu thang chủ yếu là do sự hoạt động kém nhịp nhàng của các xương khớp gối khi sụn khớp gối bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng.
Cụ thể, đầu gối của mỗi người chính là nơi liên kết của xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Thông thường, chúng sẽ được gắn kết bởi dây chằng và các cơ để hỗ trợ nâng trọng lượng cơ thể, đồng thời giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Khi đầu gối uốn cong, sụn khớp đóng vai trò là lớp đệm và bôi trơn các khớp, giúp các xương đầu gối trượt khỏi vị trí một cách nhịp nhàng.
Thế nhưng nếu sụn gối bị tổn thương hoặc suy mòn theo thời gian thì khi uốn cong khớp gối, các khung xương sẽ tạo áp lực cho nhau, gây nên những cơn đau từ nhẹ đến nặng tại đầu gối. Sự suy mòn này của sụn gối thường đến từ những lý do sau:
1. Nhuyễn xương bánh chè
Nhuyễn xương bánh chè là tình trạng xương bánh chè mềm dần theo thời gian và có thể bị vỡ nhuyễn khi chịu áp lực lớn. Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này chính là những cơn đau âm ỉ ở phía sau chỏm đầu gối, hoặc đau bên trong xương bánh chè.
Tình trạng này thường gặp nhiều ở những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao đòi hỏi sức bền như chạy hay đạp xe. Sự mất cân bằng cơ bắp sẽ khiến cho xương bánh chè không di chuyển đúng vào xương rãnh đùi, gây cọ xát liên tục trong thời gian dài và làm mềm xương bánh chè.
2. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối sẽ khiến cho sụn, xương dưới sụn gặp phải những tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tuổi tác hoặc thói quen vận động quá mạnh… Sự thoái hóa của khớp gối sẽ hình thành những phản ứng sưng, viêm hoặc làm giảm dịch khớp gối, gây ra các cơn đau đầu gối khi leo cầu thang, ngồi xổm…
3. Viêm khớp
Khi tình trạng vỡ sụn gối diễn ra nặng hơn, khoảng cách giữa các xương đầu gối cũng sẽ giảm dần. Chính điều này sẽ làm hình thành các tổn thương tại một hoặc nhiều khớp, được gọi là viêm khớp.
Người trung niên, người cao tuổi là các đối tượng dễ bị viêm khớp. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc gập hay duỗi thẳng đầu gối. Bên cạnh việc bị đau đầu gối khi leo cầu thang, người bị viêm khớp còn gặp các triệu chứng như cứng và sưng đầu gối.
4. Chấn thương dây chằng
Chấn thương dây chằng thường do các tác động bên ngoài như tai nạn xe, tai nạn thể thao… Những sự cố này sẽ cần phải được can thiệp bằng các biện pháp y khoa để phòng ngừa các hệ lụy nguy hiểm. Do vậy, nếu nhận thấy đầu gối bị sưng tấy, đau khi gập đầu gối… sau tai nạn, bạn cần phải nhập viện để được xử lý.
5. Khô, cứng khớp gối
Khô cứng khớp gối thực chất là tình trạng giảm dịch tiết tại khớp gối. Khi các chất bôi trơn tại khu vực khớp gối giảm dần, các xương đầu gối sẽ hoạt động kém nhịp nhàng. Điều này làm giảm sự linh hoạt khi người bệnh thực hiện các hoạt động cần co duỗi đầu gối như leo cầu thang.
6. Bệnh Gout
Các đối tượng nam trong độ tuổi 40-60 hay những chị em sau khi mãn kinh thường rất dễ mắc bệnh gout. Căn nguyên gây bệnh chính là do chức năng thận suy yếu, do người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý… khiến acid uric bị tích tụ tại khớp, gây sưng khớp và hình thành những cơn đau tại vị trí này khi di chuyển.
II - Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang điều trị thế nào?
Tùy theo mức độ đau đầu gối và tần suất tái phát, người bệnh có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau để cải điều trị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang:
1. Chườm nóng, lạnh
Trong trường hợp bạn muốn giảm cảm giác khó chịu khi đau đầu gối sau khi leo cầu thang, hãy thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh tại khu vực đầu gối trong thời gian 15 phút. Điều này sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau nhức hiệu quả.
2. Chườm gối bằng các vị thuốc dân gian
Trong y học cổ truyền, một số mẹo dân gian đã được nhận định là có khả năng giảm đau đầu gối hiệu quả. Dưới đây chính là một số phương pháp giảm đau đầu gối khi leo cầu thang bằng vị thuốc dân gian để bạn tham khảo:
- Dùng rượu tỏi: Bạn có thể dùng rượu tỏi để xoa bóp tại khu vực đầu gối đau nhức. Bởi trong tỏi có chứa thành phần selen với khả năng giảm đau khớp hiệu quả.
- Dùng gừng: Gừng có khả năng chống viêm, giảm đau và tăng tuần hoàn máu. Vậy nên bạn có thể dùng thảo dược này để giảm đau đầu gối, bằng cách đập dập 1 củ gừng, cho vào nồi nước, đun tới khi sôi. Sau đó bạn chỉ cần nhúng 1 chiếc khăn sạch vào trong nồi nước gừng, đem đi vắt bớt nước và chườm lên vùng đầu gối đang bị sưng viêm trong 15 phút (nếu khăn nguội thì đem nhúng lại trong nồi nước gừng).
- Ngải cứu: Trong ngải cứu có chứa flavonoid - một thành phần hoạt chất có khả năng giảm đau nhức, tê bì tại khu vực đầu gối. Theo công thức dân gian, ngải cứu sau khi rửa sạch thì giã nát và trộn với giấm gạo. Bạn chỉ cần đun nóng hỗn hợp này, đem một chiếc khăn sạch thấp ướt dung dịch đã đun sôi và đem chườm lên vùng đầu gối bị đau trong 15 phút.
3. Xoa bóp đầu gối
Xoa bóp đầu gối bằng tay sẽ giúp giảm cứng các khớp và giảm cảm giác đau nhức hiệu quả. Do vậy, nếu bạn muốn giảm nhanh cơn đau đầu gối khi leo cầu thang, hãy áp dụng cách sau:
- Day khớp gối: Người bệnh hãy duỗi thẳng chân, sau đó dùng 2 tay để ôm, sát khu vực khớp gối bị đau liên tục 20 lần (di chuyển lên xuống nhịp nhàng). Tiếp đến, bạn hãy day tròn vùng khớp gối ấy theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần (thực hiện đến khi thấy thoải mái).
- Miết vùng khớp gối: Bạn hãy điều chỉnh người ngồi thẳng, để chân vuông góc với phần đùi. Sau đó bạn dùng tay nắm vùng khoeo chân (ngón tay cái sẽ được đặt phía trước đầu gối). Khi đã sẵn sàng, bạn dùng lực tay để miết từ phía trước đầu gối ra sau cho đến khi thấy thoải mái.
4. Thực hiện Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là những bài tập được thực hiện nhằm giảm áp lực tại khớp gối. Đồng thời phương pháp này sẽ sử dụng các thiết bị trị liệu như nhiệt, điện hay sóng âm để đẩy nhanh hiệu quả giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
5. Uống thuốc điều trị xương khớp
Thuốc chống viêm không steroid thường được kê cho người bị đau khớp gối thường xuyên. Tuy nhiên, thuốc giúp giảm nhanh cơn đau nhưng không được sử dụng quá 10 ngày và bệnh nhân cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với các trường hợp bị đau đầu gối do bệnh mạn tính, người bệnh cần điều trị trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh mới có thể giải quyết các triệu chứng đau nhức, đau âm ỉ tại đầu gối.
Theo Đông y, nguyên nhân sâu xa gây ra những bệnh xương khớp mạn tính là do cơ địa. Muốn khắc phục bệnh này, cách tốt nhất chính là tác động thay đổi và đưa cơ địa về trạng thái cân bằng, làm chậm sự lão hóa xương khớp.
Tuy nhiên, phương pháp Đông y thông thường không thể tác động đến cơ địa để cải thiện bệnh xương khớp, chỉ có Đông y thế hệ 2 mới đem tới hiệu quả điều trị thực sự, giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh, vừa giảm các triệu chứng vừa phòng tái phát.
Đó là lý do viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Nhất Nhất được đánh giá là bài thuốc hiệu nghiệm nhất trong việc khắc phục các bệnh xương khớp mạn tính.
Viên uống được điều chế dựa theo bài thuốc “quốc bảo” Ngự y mật phương - tổng hợp những phương pháp chăm sóc sức khỏe chỉ dành cho vua chúa thời xưa, với khả năng thay đổi cơ địa, đồng thời tái tạo các cơ khớp, phục hồi xương sụn. Nhờ vậy mà người bệnh có thể sớm giải quyết các triệu chứng đau đầu gối, ngăn bệnh tái phát ngay cả khi dừng uống thuốc.
6. Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nặng gây rách sụn hoặc là chấn thương dây chằng chéo. Đây là phương pháp khá tốn kém, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy nên bệnh nhân cần cân nhắc và chỉ thực hiện khi có chỉ định đến từ bác sĩ.
III - Những lưu ý để hạn chế đau đầu gối khi lên xuống cầu thang
Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia để người bệnh hạn chế được những cơn đau đầu gối khi lên xuống cầu thang:
1. Lên xuống cầu thang đúng tư thế
Nếu bạn đang có thói quen bước lên cầu thang chỉ bằng các đầu ngón chân, hãy thay đổi. Bởi điều này có thể tạo ra nguồn lực gây chèn ép đầu gối và làm hình thành những cơn đau tại khớp gối.
Thay vào đó, bạn nên bước lên cầu thang bằng cả bàn chân, dùng phần chân khỏe hơn để làm trụ khi bước lên cầu thang. Điều này sẽ giúp giảm phần lực tác động vào đầu gối và chân.
2. Bổ sung đủ dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Xây dựng chế độ ăn tập trung bổ sung những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, các loại hạt… được đánh giá là giải pháp hữu ích dành cho những người đau bị đau nhức tại xương khớp.
3. Tập luyện tăng cường cơ bắp chân, đùi
Để các khớp xương tại đầu gối hoạt động linh hoạt hơn, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên cố gắng vận động mỗi ngày với những hoạt động như đi bộ, yoga, bơi… Các bài tập này sẽ giúp tăng cường sức bền cho các nhóm cơ bắp chân và đùi rất tốt.
4. Kiểm soát cân nặng
Trên thực tế, tỷ lệ những người béo phì gặp phải các bệnh về xương khớp rất cao và đang gia tăng dần theo từng năm.
Chính vì vậy, để không phải “sống chung” với bệnh xương khớp đến cuối đời, bạn nên thực hiện kiểm soát tốt cân nặng của bản thân, tránh tạo áp lực quá lớn đến các khối cơ tại đầu gối và nhiều cơ quan khác.
Tóm lại, bài viết trên là tổng hợp các nguyên nhân và cách khắc phục cơn đau đầu gối khi leo cầu thang. Nếu cơn đau tái phát trong thời gian dài, bạn tuyệt đối không chủ quan, hãy can thiệp sớm để phòng biến chứng.