Đau dạ dày là đau ở đâu? Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

22-08-2022 21:18:20

Vùng bụng có nhiều cơ quan nên nhiều người không biết đau dạ dày là đau ở vị trí, dẫn đến nhầm tưởng sang bệnh lý khác. Vậy, đau dạ dày là đau ở đâu?

Nhiều người bệnh thắc mắc đau bụng ở khu vực nào thì là đau dạ dày

Để biết đau dạ dày là đau ở đâu, bên trái hay bên phải, đau như thế nào… cần biết vị trí và chức năng của dạ dày trong cơ thể người.

Vị trí và chức năng của dạ dày trong cơ thể

Dạ dày là một bộ phận của hệ tiêu hóa và nằm hoàn toàn trong ổ bụng. Nếu dùng 2 đường thẳng vuông góc với nhau tại rốn, một đường thẳng từ mũi ức xuống và một đường ngang qua cơ thể chia bụng làm 4 phần: 1/4 trên phải, trên trái, dưới phải và dưới trái. Dạ dày chủ yếu nằm ở 1/4 trên trái, hành tá tràng và tá tràng nằm ở 1/4 trên phải.

Dạ dày nối thông phía trên với thực quản, phía dưới với ruột non qua hành tá tràng và tá tràng. Nghĩa là thức ăn từ miệng qua thực quản rồi xuống dạ dày. Tại dạ dày, thức ăn được tiêu hóa bằng cơ học (dạ dày co bóp) và bằng các chất men do dạ dày tiết ra (axít HCL, pepsin…).

Thành dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ (gồm lớp cơ vòng và lớp cơ dọc) lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.

Dạ dày ngăn cách với thực quản phía trên bởi cơ tâm vị và phía dưới với hành tá tràng bởi cơ môn vị. Cả về hình thể cũng như chức năng dạ dày được chia làm 3 phần: 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới.

Vị trí của dạ dày trong cơ thể

Đau dạ dày ở vị trí nào?

Do dạ dày chủ yếu nằm ở 1/4 trên trái của vùng bụng nên thường các cơn đau dạ dày cũng sẽ liên quan đến vùng bụng trái là chủ yếu. Ngoài ra, có thể nhận biết các cơn đau bụng chính xác hơn khi chia vị trí vùng bụng quanh rốn, trong đó vùng trên rốn được gọi là thượng vị, vùng dưới rốn gọi là vùng hạ vị:

  • Đau vùng thượng vị: là triệu chứng điển hình nhất của người bị đau dạ dày. Cơn đau sẽ tập trung ở vùng phía trên rốn và dưới xương sườn. Đau vùng thượng vị dạ dày thường xuất hiện sau khi ăn và có thể kéo dài âm ỉ nhiều giờ. Thực tế, đau bụng vùng thượng vị cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như sỏi túi mật, viêm tụy... Tuy nhiên trong trường hợp người bị đau vùng thượng vị có kèm theo triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát, chán ăn và giảm cân đột ngột thì khả năng cao là các triệu chứng của đau dạ dày.
  • Đau dạ dày bên trái và bên phải phía trên bụng: Các cơn đau sẽ thường xuất hiện ở vùng thượng vị trước, rồi sau đó lan rộng ra hai bên, đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái. Thậm chí, đau dạ dày lan ra sau lưng. Đôi lúc, người bệnh chỉ đau một hoặc hai bên cạnh sườn, kèm theo là cảm giác đói, xót ruột và nóng bụng.
  • Đau dạ dày ở giữa vùng bụng: Phần rốn là nơi tập trung rất nhiều cơ quan nội tạng, đây cũng là một vị trí đau dạ dày phổ biến. Để tránh hiểu lầm với một số bệnh viêm tụy, thoát vị rốn, sỏi thận và viêm ruột thừa, người bệnh cũng có thể căn cứ vào các biểu hiện đau ở vùng thượng vị và vùng phía trên bên trái, phải để phân biệt.

Các cơn đau dạ dày thường tập trung ở phía trên bên trái và quanh vùng rốn

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi đau dạ dày

Sau khi đã xác định được đau dạ dày ở đâu, người bệnh cần chú ý nếu thấy có các triệu chứng bất thường dưới đây thì nên đến bệnh viện để cấp cứu ngay:

  • Đau dữ dội, đột ngột vùng thượng vị: cơn đau có thể lan ra sau lưng, sờ thấy bụng co cứng... là dấu hiệu cảnh báo thủng dạ dày. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần cấp cứu, có thể dẫn đến sốc, thậm chí là tử vong. Biến chứng này thường gặp ở những người mắc bệnh loét dạ dày tá tràng hoặc khi ăn người bệnh nuốt phải dị vật gây thủng dạ dày.... Mỗi cơn đau vùng thượng vị với tính chất khác nhau có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày khác nhau.
  • Nôn và buồn nôn: là những triệu chứng có thể gặp phải khi người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị... Nôn nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây ra các vấn đề như viêm thực quản, rách niêm mạc dạ dày vùng tâm vị, hơn nữa dễ dẫn đến mất nước, làm mất và rối loạn các chất điện giải. Trong những trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể bị hạ huyết áp, rối loạn tri giác...
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen: là hai dấu hiệu đặc trưng của xuất huyết tiêu hóa. Cụ thể, đối với nôn, người bệnh có thể nôn ra máu đen hoặc máu tươi lẫn thức ăn; trong khi phân sẽ có màu đen hoặc đỏ thẫm. Xuất huyết sẽ làm người bệnh thiếu máu, dẫn đến triệu chứng hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp...

Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng cần cấp cứu ngay nếu không có thể gây sốc và đe dọa tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng bởi các nguyên nhân như uống nhiều rượu bia, lạm dụng các thuốc giảm đau chống viêm, căng thẳng kéo dài. Người đang mắc bệnh viêm loét dạ dày, vết loét có thể sung huyết và chảy máu nếu bị kích thích bởi cà phê, thực phẩm cay nóng...

  • Chán ăn, sụt cân: nếu dạ dày bị viêm hoặc loét, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng vùng thượng vị khi ăn no hoặc khi đói. Viêm hoặc loét dạ dày dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa tốt, dễ bị đầy hơi, chướng bụng và khó chịu. Tất cả điều này làm người bệnh không có cảm giác thèm ăn, hậu quả là sụt cân. Chán ăn và sụt cân bất thường cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Xuất huyết dạ dày là tình trạng nguy kịch cần được cấp cứu

Thuốc Dạ Dày Đông y – giải pháp hiệu quả cho người bị đau dạ dày

Với những trường hợp đau dạ dày không kèm theo các dấu hiệu bất thường cần cấp cứu, thì có thể tham khảo tự khắc phục tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thêm thuốc Đông y để kiểm soát triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Theo quan điểm Đông y, các chứng bệnh liên quan đến tỳ vị (dạ dày) là do chứng nghịch khí hình thành, nên thuốc Đông y thường giúp khí lưu thông, đồng thời giúp trung hòa dịch vị axit, giảm tình trạng đầy hơi đau bụng ở dạ dày, khó tiêu…

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh dạ dày, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, với cơ chế hành khí (giúp khí lưu thông), hòa vị (giúp trung hòa dịch vị), tán hàn (giúp tiêu cái lạnh), chỉ thống (giảm đau).

Bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤT

Nguồn gốc thảo dược

  • Trị viêm loét dạ dày, hành tá tráng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //