Đau bụng xung quanh rốn: Cảnh báo bệnh lý gì?

03-10-2024 07:38:13

Đau bụng xung quanh rốn có thể là âm ỉ kéo dài nhưng cũng có thể xuất hiện thành từng cơn đau quặn bụng. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý xảy ra trên dạ dày, ruột non hoặc rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân nào gây ra đau bụng xung quanh rốn
MỤC LỤC 
Đau bụng xung quanh rốn là gì
Nguyên nhân gây đau bụng quay rốn
Đau bụng quanh rốn có nguy hiểm không?
Cách xử lý khi bị đau bụng quanh rốn
Giảm đau bụng quanh rốn bằng thuốc Đại tràng Đông y

Đau bụng xung quanh rốn là gì 

Đau bụng quanh rốn được định nghĩa là cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau quặn bụng khó chịu xuất hiện trong bán kính 2 -5 cm xung quanh rốn. Các cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng theo từng cơn, đau bụng thường kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác. 
 
Vùng bụng quanh rốn là nơi chứa của các cơ quan quan trọng trong cơ thể bao gồm lá lách, tá tràng, gan, mật, tụy, dạ dày, hành tá tràng, thận và phía trên của ống niệu quản. 
Đau bụng tại khu vực này có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiêu hóa hoặc do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống. 
 
Vị trí các cơ quan ở vùng bụng quanh rốn

Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn

Nhiễm trùng, tắc nghẽn, bệnh mạch máu hay các tác nhân dị ứng, ngộ độc từ bên ngoài đều có thể dẫn đến đau bụng xung quanh rốn.
 
Tùy vào các vị trí đau khác nhau, tính chất và đặc điểm đau sẽ khác nhau, do nguyên nhân cụ thể khác nhau gây ra. Đau bụng quanh rốn được chia thành đau trên rốn, dưới rốn hoặc đau toàn ổ bụng. 
 
Một số nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn phổ biến nhất được biết đến bao gồm:
• Các bệnh dạ dày: Viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày do virus hoặc vi khuẩn, trào ngược dạ dày - thực quản, polyp dạ dày, ung thư dạ dày….
• Bệnh lý đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm ruột cấp, tắc ruột, đám quánh ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma…
• Bệnh lý gan mật: Viêm túi mật cấp và mạn tính, giun chui ống mật, sỏi mật, viêm gan, áp-xe gan, ung thư gan…
• Các bệnh lý khác: Tắc mạch lách, viêm tụy cấp, ung thư tụy, di căn ung thư tới màng bụng, viêm phúc mạc, lao màng bụng,...
• Bệnh lý đường tiết niệu: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu,..
• Bệnh đại tràng: viêm đại tràng cấp và mãn tính, đại tràng co thắt, viêm loét đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma…
• Tổn thương trên hệ sinh dục nữ: Viêm buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung,..
• Phình động mạch chủ: là tình trạng động mạch chủ tăng kích thước, biến dạng khiến thành mạch dễ vỡ, gây ra những cơn đau đột ngột, kéo dài ở quanh rốn và lưng, thậm chí lan xuống bẹn, mông và chân.
• Một số nguyên nhân khác: táo bón, tiêu chảy, dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose, ngộ độc thực phẩm, giun 
• Đôi khi, một cơn đau nhẹ kèm theo dấu hiệu khác có thể báo hiệu việc bạn đang mang thai.

Đau bụng quanh rốn có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp đau bụng quanh rốn đều xuất hiện đột ngột và tồn tại trong một thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 
 
Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống. Đôi khi nó có thể dẫn tới một số vấn đề nguy hiểm tính mạng như:
• Viêm ruột thừa
• Thủng dạ dày với triệu chứng là những cơn đau đột ngột, liên tục và dữ dội, thành bụng căng cứng.
• Tắc mật khiến vùng quanh rốn đau dữ dội sau đó lan qua mạn sườn bên phải. Người bệnh có các biểu hiện vàng da, sốt, nôn mửa...
• Đau bụng quanh rốn kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn, sốt hay gặp trong nhiễm độc thức ăn.

Cách xử lý khi bị đau bụng quanh rốn

Để tạm thời đẩy lùi cơn đau, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng quanh rốn sau:
• Khi bị đau bụng quanh rốn do nguyên nhân nào gây ra thì người bệnh cũng đều cần nghỉ ngơi để tránh khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Nên uống nhiều nước lọc, ăn thức ăn mềm và tránh ăn thức ăn quá cứng trong một vài giờ sau đó. 
• Chườm ấm vùng bị đau khoảng 10 - 15 phút để giúp cơ trơn dạ dày được làm dịu, mao mạch được giãn ra và làm giảm cơn đau. 
• Uống nhiều nước lọc và tránh các thực phẩm rắn trong một vài giờ đồng hồ.
• Gừng trong Đông y có tính vị cay ấm, do đó uống trà gừng ấm có tác dụng cải thiện cơn đau do viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa,... gây ra.
• Sử dụng mật ong cũng có thể có tác dụng làm dịu cơn đau do mật ong có khả năng ức chế vi khuẩn, nấm và virus rất tốt.
• Massage vùng bụng bị đau theo chuyển động tròn, dùng lực vừa phải để tránh kích thích các cơ quan bị tổn thương.
• Có thể sử dụng kết hợp dầu khuynh diệp để massage giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, đem lại cảm giác thư giãn, từ đó làm giảm đau bụng nhanh chóng. 
• Trường hợp đau bụng kèm theo ợ chua sau mỗi bữa ăn thì có thể dùng thuốc kháng axit để cải thiện tình trạng. 
• Nếu người bệnh bị nôn thì nên kiêng ăn và sau 6 giờ hãy bắt đầu ăn lại với các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu. 
 
Các bước massage giảm đau bụng quanh rốn

Giảm đau bụng quanh rốn bằng thuốc Đại tràng Đông y

Đau bụng còn gọi là phúc thống, là bệnh chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. 
Bụng là nơi nằm của nhiều tạng phủ bao gồm can, đởm, tỳ, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang và gồm các kinh túc thiếu dương, tức dương minh, tam âm, mạch xung nhân, đầy, tuần hành trong vùng bụng. Các tạng phủ và kinh mạch này nếu bị ngoại tà xâm phạm hoặc do giun, do ăn uống, do khí huyết ứ trệ v.v... đều gây nên đau bụng.
Cảm nhiễm ngoại tà như hàn, nhiệt, thử, thấp làm cho công năng vận hoá của tỳ vị thất thường, đình trệ lại, khí cơ bị trở ngại không thông mà gây tình trạng đau bụng.
Ăn uống thất thường hoặc giun nhiều tích trữ lại lâu ngày hoặc lo nghĩ khiến can khí uất kết đều có thể dẫn tới suy yếu tỳ vị, chức năng vận hoá kém, kết hợp hàn thấp đình trệ, khí huyết không đủ nuôi dưỡng đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Chữa đau bụng quanh rốn do bệnh đại tràng, Đông y thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống. 
Sự kết hợp hiệu quả của các vị thuốc mang tới giải pháp an toàn và hiệu quả giúp giảm và ngăn ngừa tái phát các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…
Thuốc đại tràng có tác dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
 

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT

Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 450mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 450mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 225mg, Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) 300mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 675mg, Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 600mg, Ngũ bội tử (Galla chinensis) 450mg, Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên. 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng:  Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //