Da chân bị thâm nám, sạm đen là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Nám ở chân gây ra các đốm nám, vết sạm đen có thể kéo dài từ bàn chân tới đầu gối. Tình trạng này tuy ít gặp nhưng có thể xảy ra ở cả nam và nữ, gây mất thẩm mỹ lâu dài. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, cũng như một số cách trị nám ở chân đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất.
I - Nám: Nguyên nhân chính khiến da chân bị sạm đen
Các vết nám gây đen sạm da không chỉ xuất hiện ở mặt, cổ, tay mà còn có thể xuất hiện ở chân. Càng là những vùng da yếu, hay tiếp xúc với ánh nắng, dễ bị lão hoá thì càng có khả năng bị nám. Thông thường các vết đen sạm do nám gây ra ở chân thường không hình thành do sự rối loạn hormone. Nguyên nhân chủ yếu gây nám ở bàn chân là do tuổi tác, da bị lão hoá hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Dần dần các vùng da đó đều có sự tăng sinh bất thường melanin và hình thành các đốm nám.
Các vết nám ở chân thường đặc điểm như sau:
- Kích thước nám: Các mảng da bị nám có kích cỡ từ 2 - 4 cm.
- Xuất hiện các vết sạm đen: Các vết nám ở chân biểu hiện bằng nhiều đốm sạm đen hoặc từng mảng tối màu, màu sắc từ nâu đến đậm.
- Vị trí nám: thường gặp ở bắp chân, mu bàn chân, cổ chân, hoặc ở các ngón chân.
II - 5 nguyên nhân khác gây nám đen ở chân
Nám da chân chủ yếu do quá trình tăng sinh quá mức melanin dưới tế bào biểu bì. Đồng thời, quá trình này nếu không được kiểm soát, melanin tiếp tục tăng sinh và khiến các vết nám lan rộng ra, sâu hơn và rất khó để chữa trị. Dưới đây là 5 lý do gây ra tình trạng da chân bị sạm đen, bao gồm:
1. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Khi tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, tế bào da sẽ kích hoạt bạch cầu trong cơ thể tăng tiết melanin bảo vệ da. Dưới sự bảo vệ của melanin, cơ thể hạn chế được tối đa tác động tiêu cực từ tia UV, ví dụ như ung thư da.
Tuy nhiên, thời gian dài lượng melanin tích tụ ngày càng nhiều nhưng không được đào thải, sẽ là nguyên nhân hình thành các đốm nám, vết sạm đen tại vùng da đó. Và càng là các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các đốm sạm này càng đậm và xuất hiện nhiều hơn.
2. Rối loạn nội tiết tố
Estrogen là hormone nội tiết có tác dụng kìm hãm quá trình tăng sinh melanin tại tế bào. và khi nồng độ estrogen bị mất cân bằng, melanin thoát khỏi kìm hãm bắt đầu tăng sinh dữ dội hình thành nám.
Điều này hay xảy ra ở nữ giới đang mang thai, người bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh đẻ (nám sau sinh). Nồng độ hormone không ổn định, khiến các vết nám ngày càng nhiều và lan rộng ra xung quanh.
Bên cạnh đó, các vết nám còn do tác dụng từ các loại thuốc tăng cường hormone hoặc thuốc gây rối loạn hormone nội tiết (chẳng hạn thuốc tránh thai). Việc này cũng gây ra sự xáo trộn nhất định tại hệ thống nội tiết tố. Sử dụng lâu dài các loại thuốc này khiến người dùng bắt đầu xuất hiện các vết nám.
3. Ảnh hưởng tiêu cực từ mỹ phẩm
Một số loại mỹ phẩm có tác dụng mạnh, khả năng bào mòn cao khiến da mỏng và dần làm mất đi lượng collagen hay elastin vốn có. Cộng thêm việc chăm sóc da không đúng cách, dần dần khiến da yếu dễ bắt nắng, nhanh bị tổn thương và xuất hiện nám sạm.
4. Do di truyền
Nám ở chân có thể xuất hiện do di truyền. Nếu gia đình có người từng bị nám thì tỷ lệ cao con cháu của họ sẽ gặp phải nám do di truyền nếu không bảo vệ da đúng cách. Nám da khá phổ biến với người cùng huyết thống, cho dù vậy thì ở hiện tai vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định yếu tố này.
5. Do tuổi tác
Những người ngoài trung niên, làn da dần lão hóa mất đi sự đàn hồi và trở nên mỏng hơn. Lúc này, các tác nhân gây nám sẽ khiến làn da vùng chân xuất hiện các mảng nám hoặc đốm nám sạm màu. Ngoài ra, nhiều người tuổi cao còn xuất hiện những vết đồi mồi, vết máu tụ trên chân.
III - 5 cách trị nám, vết sạm đen ở chân hiệu quả và an toàn
Để trị nám ở chân một cách an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả, chị em có thể hướng đến các nguyên liệu thiên nhiên:
1. Sử dụng nha đam giảm vết nám chân
Nha đam là dược liệu quá quen thuộc trong ngành làm đẹp. Bằng cách phục hồi làn da sau khi bị rám nắng, giải quyết các vấn đề thâm sạm, xỉn màu, tàn nhang… Nha đam chính là thần dược trong giới làm đẹp mà chị em cần hướng đến.
Cách thực hiện:
- Nha đam làm sạch, lấy phần ruột.
- Rửa sạch vùng da chân bị nám, sau đó tẩy tế bào chết rồi thoa hỗn hợp lên.
- Đồng thời massage nhẹ nhàng và đợi 15 phút.
- Sau đó rửa sạch lại và thoa kem dưỡng ẩm.
2. Đắp hỗn hợp cám gạo, dầu dừa & chanh
Cám gạo có công dụng làm trắng, trong khi đó dầu dừa lại cấp ẩm tốt, chanh chống oxy hoá. Khi kết hợp 3 thành phần này lại với nhau, da chân không chỉ sáng, mịn màng và các đốm nám còn mờ hơn trước.
Cách thực hiện:
- Trộn hỗn hợp theo tỷ lệ: 20g cám gạo, 4 muỗng dầu dừa và 1 quả chanh.
- Chân vệ sinh sạch, tẩy tế bào chết.
- Bôi và massage hỗn hợp đó trên chân trong vòng 15 phút.
- Cuối cùng rửa sạch lại với nước là được.
3. Giảm thâm sạm da chân bằng bã cà phê và chanh
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 2-3 muỗng bã cà phê, nửa quả chanh và nước ấm.
- Trộn bã cà phê và nước cốt chanh trong một tô nhỏ. Khi trộn, nếu hỗn hợp quá khô, bạn có thể thêm một ít nước ấm.
- Hãy rửa sạch chân bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Lấy một lượng hỗn hợp bã cà phê và chanh và thoa đều lên chân, tập trung vào các vùng có vết nám, vết thâm hoặc da khô. Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thẩm thấu vào da.
- Sau khi áp dụng hỗn hợp lên chân, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút để da hấp thụ tốt các dưỡng chất.
- Cuối cùng, rửa sạch chân với nước ấm và lau khô và thoa một lượng kem dưỡng ẩm lên chân để giữ cho da mềm mịn và đủ độ ẩm.
4. Trị nám ở chân với sữa chua không đường và đào
Trong quả đào chứa rất nhiều Vitamin C, khi kết hợp với sữa chua không đường sẽ giúp làm mờ vết nám, tái tạo da, cấp ẩm vô cùng tuyệt vời.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Một quả đào tươi, 2-3 muỗng sữa chua không đường.
- Lấy quả đào, gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó nghiền nát hoặc xay nhuyễn.
- Trộn đều hỗn hợp với sữa chua không đường trong một tô nhỏ.
- Rửa sạch mặt và lau khô.
- Thoa đều hỗn hợp lên dùng da chân bị thâm sạm.
- Massage nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và thẩm thấu tốt hơn.
- Để yên trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại chân với nước ấm.
5. Thoa dầu ô liu kết hợp chanh và nghệ
Dầu oliu có khả năng loại bỏ thâm nám, vì vậy bạn có thể kết hợp dầu oliu trong công thức này nhằm đem lại hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nghệ, chanh chỉ lấy nước cốt.
- Pha cùng với 4 muỗng dầu oliu.
- Chân sau khi vệ sinh sạch, cho massage cùng với hỗn hợp trên.
- Sau đó rửa sạch lại với nước.
IV - Làm thế nào để hạn chế tình trạng nám sạm da chân?
Chỉ tập trung chữa trị thôi là chưa đủ, bạn phải kết hợp với các giải pháp hỗ trợ khác để tác dụng được cải thiện nhanh và đem lại hiệu quả bền vững.
- Áo chống nắng, che chắn đầy đủ: Sử dụng quần áo che chắn kỹ da là cách tốt nhất bảo vệ da cùng với kem chống nắng.
- Kem chống nắng: Luôn luôn cần thiết, vì đây là giải pháp duy nhất giúp bảo vệ làn da dưới tác động tia UV và ngăn cản quá trình tăng sinh melanin bảo vệ da. Mặc dù nếu che chắn đủ tốt dùng da chân thì đã có thể ngăn chặn phần lớn nguy cơ sạm đen nhưng nếu có thể thì bạn vẫn nên thoa kem chống nắng tại các vùng da này.
- Cố gắng tránh nắng mặt trời: Ưu tiên các nơi có bóng râm và hạn chế đi ra đường trong thời gian nắng mạnh (10h sáng đến 4h chiều), đây là khoảng thời gian tia UV hoạt động mạnh nhất. Đặc biệt là trong thời tiết mùa hè này.
- Dưỡng ẩm đầy đủ: Dưỡng ẩm là điều cần thiết để khôi phục hàng rào lipid bảo vệ da. Da khô sẽ rất dễ bị tổn thương và hình thành nám sạm.
- Chọn lọc thành phần mỹ phẩm: Các hóa chất của ngành công nghiệp làm đẹp có thể làm nặng thêm tình trạng nám da như: cồn, paraben,…
- Tăng cường chất chống oxy hóa trong khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn càng bổ dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm trị nám có chứa chất chống oxy hoá, cơ thể và làn da càng khoẻ mạnh. Tình trạng nám da cũng được khắc phục đáng kể.
Nám ở chân mặc dù khó chữa trị nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng các phương pháp bên trên. Đặc biệt, kiểm soát và ngăn chặn các đốm nám lây lan là điều bạn có thể làm được, vì vậy đừng ngại mà thử ngay các cách này tại nhà nhé.