Cứng khớp là gì? Nguyên nhân, vị trí thường gặp và điều trị cứng khớp
Cứng khớp là một triệu chứng không thể coi thường, đây là triệu chứng thường gặp của người bị bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
Theo thống kê, có khoảng 0,5% đến 1,5% dân số trên Thế Giới bị chứng cứng khớp. Chứng cứng khớp có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và giới tính, tuy nhiên lứa tuổi thường mắc bệnh nhiều nhất là từ 30 tuổi – 50 tuổi. Đặc biệt hơn, Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cứng khớp cao hơn nam giới gấp 2 tới 3 lần.
1. Bệnh cứng khớp là gì?
Cứng khớp là tình trạng lượng dịch trong khớp giảm dẫn tới đau nhức, tê và khó di chuyển ở một số bộ phận của cơ thể. Nó thường xảy ra tại các khớp đầu gối, ngón tay - ngón chân, vai,... Người bệnh mất từ vài tháng tới nhiều năm để có thể cải thiện chứng bệnh này.
2. Dấu hiệu cứng khớp dễ nhận biết
Dấu hiệu để nhận biết bạn mắc triệu chứng cứng khớp rõ nhất là vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, bạn sẽ cảm thấy cơ thể không còn linh hoạt hay nhanh nhẹn, các vận động cơ thể có biểu hiện khó khăn hoặc kém thanh thoát. Về lâu dài, cứng khớp gây ra những tổn thương về khớp, các căn bệnh mãn tính, nguy hiểm nhất là có thể tàn phế, liệt vận động.
3. Nguyên nhân gây cứng khớp là do đâu?
Cứng khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
- Cứng khớp do chấn thương: gãy hoặc vỡ xương, đứt gân, trật khớp. Các trường này cần bó bột nhiều ngày nhưng lại không được phục hồi chức năng đúng cách sẽ dễ gây ra những tổn thương sau này.
- Bẩm sinh.
- Dùng nhiều thuốc kháng sinh khiến khớp bị xơ cứng
- Mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, sưng khớp, viêm khớp do thoái hóa khớp.
- Người mắc bệnh Gout có nguy cơ cao mắc chứng cứng khớp
- Chấn thương sau phẫu thuật kết hợp xương hay thay khớp, gãy xương sau điều trị bó bột.
- Thoái hóa khớp vai, khớp gối, khớp cột sống lâu ngày khiến khớp xơ cứng, khó hoạt động.
4. Bệnh cứng khớp có nguy hiểm không?
Bệnh cứng khớp là 1 dạng bệnh liên quan đến Xương Khớp, nếu không chữa trị dứt điểm sẽ dễ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.
Có thể kể ra những hậu quả từ chứng bệnh cứng khớp nguy hiểm nhất như sau:
4.1. Ảnh hưởng đến khả năng vận động thông thường
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về các bệnh Xương Khớp cho thất, đến 89% người mắc viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp.
Điều này cho thấy các bệnh nhân bị chứng viêm khớp dạng thấp không nên chủ quan với việc gặp những tổn thương mà cứng khớp gây ra. Nếu khớp bị một bộ phận nào đó có hiện tượng cứng khớp, khó vận động, di chuyển bất tiện, nếu không được chữa trị đúng phương pháp, qua nhiều năm sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: suy giảm hoặc mất hẳn chức năng vận động thông thường như cầm, nắm, đi lại…giảm thiểu chức năng lao động của bản thân.
4.2. Nguy cơ nhiễm bệnh tim mạch cao
Các chuyên gia Xương Khớp đã khuyến cáo, có hơn 30% bệnh nhân cứng khớp bị bệnh tim mạch, và trong số này có hơn 50% ca biến chứng dẫn đến tử vong.
“Khớp đớp vào tim” – câu nói chỉ sự liên kết chặt chẽ giữa 2 bộ phận với nhau, cứng khớp khiến tai tim và van tim bị tổn thương, nhất là ở người lớn tuổi.
Một kết luận quan trọng cho biết, những người bị cứng khớp có tuổi thọ thấp hơn những người bình thường.
4.3. Teo cơ, khớp biến dạng và tàn phế
Mặc dù cứng khớp có các triệu chứng ban đầu rất rõ ràng nhưng khá nhiều người chủ quan, coi thường, cho rằng có thể tự lành mà không cần chữa trị. Chính điều này dẫn đến hậu quả cứng khớp hình thành các biến chứng nguy hiểm hơn như: dính khớp, teo cơ và cuối cùng là tàn phế.
4.4. Các cơn đau không dứt, kéo dài dai dẳng
Với những người bị thoái hóa các khớp, hiện tượng cứng khớp sẽ kèm theo cơn đau nhức kéo dài dai dẳng. Nếu không chữa trị kịp thời và có những biện pháp phục hồi sẽ khiến các vị trí khớp càng thêm nhức nhối và làm cho đời sống, sinh hoạt cũng như tinh thần trở nên tệ hơn.
4.5. Ảnh hưởng đến xương hơn
Đặc biệt khi có biểu hiện bệnh cứng khớp thì bệnh nhân nên kiểm tra các vị trí Xương liên quan. Nếu Xương bị lệch, gãy hoặc trật cần đưa về lại vị trí ban đầu, Nếu qua 6 tháng, phần xương sẽ rất khó liền, thậm chí là không thể liền được nữa.
5. Phương pháp điều trị cứng khớp hiệu quả
Hiện nay với khoa học tiên tiến, Cứng khớp được chữa trị dưới nhiều hình thức và theo nhiều phương pháp. Cùng tham khảo một số phương pháp hiện hành nhất hiện nay:
5.1. Điều trị cứng khớp bằng thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng cho người bị cứng khớp:
- Các dạng thuốc không steroid với thành phần chính là Ibuprofen, Diclofenac... Đây là loại thuốc giúp giảm sưng đau và cứng khớp nhanh chóng nhưng nó có thể gây ra chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
- Thuốc chứa Corticoid để tiêu viêm, giảm cứng và sưng. Mặc dù có hiệu quả tức thời nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh về thận, gan, loãng xương, tiểu đường...
Sử dụng các loại thuốc Tây y có ưu điểm là giảm đau nhanh chóng trong thời gian ngắn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay sau đó. Nhưng về lâu dài, chính các loại thuốc giảm đau này lại là lý do khiến khớp bị thoái hoá trầm trọng, sụn khớp bị bào mòn nhanh chóng – đây chính là nguyên nhân các chuyên gia ở Đức không khuyến khích bệnh nhân của họ dùng các loại thuốc này.
5.2. Trị liệu
Ngày nay, khi Tây Y được chứng mình có nhiều tác dụng phụ thì Vật lý trị liệu ngày càng trở nên phổ biến bởi những công dụng và hiệu quả về lâu dài. Những bài tập, bài xoa bóp hay châm cứu, bấm huyệt sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm.
Phương pháp này cần có những bác sĩ có tay nghề cao, có thể thăm khám và điều chỉnh Vật lý trị liệu phù hợp với từng người bệnh.
5.3. Phương pháp sử dụng tia laser cường độ cao
Laser là sự khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức. Laser trị liệu sử dụng tia sáng có những đặc tính xác định, khi tia xuyên vào mô cơ thể người, nó gây ra tác dụng giảm đau và kháng viêm, cũng như kích thích sinh học.
Cứng khớp được chỉ định điều trị thành công bằng Laser cường độ cao. Các báo cáo chỉ ra rằng điều trị bằng Laser cường độ cao làm giảm đau ở bệnh nhân tới 63%, giảm viêm và nhanh chóng gây ra các hiệu ứng quang hóa và quang hóa mô sâu làm tăng lưu lượng máu, tính thấm của mạch máu và chuyển hóa tế bào.
5.4. Sử dụng thuốc Đông Y
Khác với thuốc Tây Y, các sản phẩm Đông Y được bài chế từ các thảo mộc tự nhiên, được gia giảm và điều chế khoa học theo sự nghiên cứu tỉ mỉ của các Y bác sĩ Đông Dược. Sản phẩm Đông Y không chỉ lành tính mà còn có tác dụng hỗ trợ bồi bổ các cơ quan khác trong cơ thể một cách song song, từ từ.
Tuy không có tác dụng nhanh như thuốc Tây Y nhưng sản phẩm Đông Y đặc biệt không gây nhờn thuốc hay khiến bệnh nhân có dấu hiệu phụ thuộc vào thuốc. Các thuốc xương khớp Đông y giúp tái lập cân bằng âm dương, bổ can thận, tăng khí huyết, thông kinh lạc, từ từ thay đổi cơ địa, vừa dần dần làm hết các triệu chứng viêm khớp dạng thấp vừa hạn chế hiệu quả bệnh tái phát.
Nhưng không phải cứ thuốc Đông y là điều trị, ngăn ngừa hiệu quả được cứng khớp tái phát. Thị trường thuốc Đông y tràn lan các sản phẩm tác dụng không rõ rệt hoặc không đủ hiệu quả thay thế tân dược.
Chỉ sản phẩm Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo công thức bí truyền tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp. Viênxương khớp Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2này cũng rất hiệu quả với thoái hoá, đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoái hoá, đau khớp gối, háng và các khớp khác.
6. Người bị cứng khớp nên ăn gì?
Người bị chứng cứng khớp cần phải ăn những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn luôn đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa. Không nên kiêng khem quá mức (chỉ kiêng những thực phẩm do bác sĩ chỉ định).
Nên dùng nhiều các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: cá, mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, tôm, cua, dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu… Các thực phẩm này góp phần làm giảm các triệu chứng đau nhức khớp vào mỗi sáng sớm
Nên ăn nhiều các thực phẩm có Vitamin E, có nhiều trong rau, củ, quả như ổi, dâu tây, cà chua, cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh và đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch… vì chúng có tác dụng giảm đau, chống viêm.
Chú ý uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 2.0-2.5 lít nước. Tình trạng cứng khớp, viêm khớp thường do thiếu nước ở các khớp nên dẫn tới tình trạng khô khớp nên người bệnh cần uống nhiều nước hơn so với người bình thường.