Chuyên gia phong thủy chỉ ra ngày đẹp nhất 2018 dọn dẹp bàn thờ cuối năm để tài lộc vào nhà
Lau dọn ban thờ không làm đúng cách sẽ gây kinh động đến thần linh, ông bà đã mất mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của cả nhà. Chuyên gia phong thủy đã chỉ ra ngày đẹp nhất năm 2018 và cách lau dọn bàn thờ đúng cách.
Cách lau dọn ban thờ ngày cuối năm giúp gia đình làm ăn phát đạt. Ảnh minh họa
Những ngày nên lau dọn bàn thờ
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo từ gian bếp của ngôi nhà cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong nhà để đón năm mới.
Bản chất việc dọn dẹp ban thờ có thể được thực hiện vào một ngày lành bất kỳ khi thấy bát hương đầy và ban thờ đã bám nhiều bụi bẩn. Tuy nhiên, lựa chọn tốt nhất cho gia chủ việc dọn ban thờ nên được tiến hành vào những ngày: 3, 7, 11, 15, 19, 23 và 27.
Tháng 12 âm lịch năm nay là tháng Ất Sửu nên mọi người tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ và ngày Tuất hay Hợi (tức mùng 8, 9, 20, 21 tháng 12 âm lịch). Ngoài ra cũng không nên chọn các ngày Dần, Mão, Thìn vốn là những ngày tam sát (tức 1, 12, 13, 14, 24, 25, 26).
Việc lựa chọn được ngày, giờ phù hợp để dọn dẹp ban thờ cuối năm sẽ giúp gia chủ tăng thêm khí vượng, góp phần cho một năm mới thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc.
Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
1. Di chuyển bát hương tùy tiện
Người xưa còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển nếu có di chuyển phải làm đúng theo hướng dẫn trên.
2. Tỉa và đổ chân hương sai cách
Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Việc này không đơn giản như các bạn vẫn nghĩ đâu nhé. Nếu tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán.
Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung mà mang đi đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.
3. Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài vị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).
Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không đơn thuần là việc lau dọn bụi bẩn mà còn có ý nghĩ tâm linh quan trọng. Bàn thờ trong quan niệm của người Việt Nam là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì thế việc dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng cách cũng là cách để con cháy bày tỏ là kính trọng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và biết ơn thần Phật.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)