Chuyên gia hướng dẫn: Lấy cao răng xong bao lâu thì được ăn?
Lấy cao răng thường xuyên là một trong những biện pháp chăm sóc và duy trì sức khỏe răng miệng. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn lấy cao răng xong bao lâu thì được ăn và những lưu ý sau khi lấy cao răng.
Tìm hiểu lấy cao răng xong bao lâu thì được ăn
MỤC LỤC
Vì sao cần lấy cao răng định kỳ?
Những ảnh hưởng của việc lấy cao răng
Lấy cao răng xong bao lâu thì được ăn?
Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi lấy cao răng
Vì sao cần lấy cao răng định kỳ?
Vôi răng hay cao răng là những mảng bám bị vôi hoá trên bề mặt răng và giữa răng với nướu.
Cao răng hay còn được gọi là vôi răng, là những mảng bám, mảng thực phẩm còn sót lại trên bề mặt răng và giữa răng và nướu bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có ở trong nước bọt.
Những mảng bán và cặn thức ăn thường lắng đọng thành lớp ở thân răng, gần nướu răng, có màu trắng đục hoặc vàng nâu, gây mất thẩm mỹ răng miệng nghiêm trọng.
Không những vậy cao răng và mảng bám còn là nguyên nhân chính dẫn tới các vấn đề răng miệng như:
Vi khuẩn trong cao răng gây sâu răng, chảy máu chân răng, ê buốt răng
Hơi thở có mùi, thường xuyên gặp phải tình trạng lở miệng, nhiệt miệng, viêm họng, viêm amidan...
Gây viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, tiêu xương răng thậm chí gãy răng
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa, cao răng cần phải được cạo sạch và tốt nhất nên cạo định kỳ 4 – 6 tháng/lần.
Với các đối tượng có cao răng hình thành nhanh và nhiều như người thường xuyên uống cà phê, hút thuốc lá... thì thời gian lấy cao răng tốt nhất nên là định kì 3-4 tháng/lần.
Lấy cao răng định kỳ giúp hạn chế nhiều vấn đề răng miệng
Những ảnh hưởng của việc lấy cao răng
Lấy cao răng không đúng kỹ thuật có thể gây ra những ảnh hưởng và tổn thương đối với nướu như:
Lấy cao răng quá sâu có thể gây chảy máu chân răng nghiêm trọng.
Không cạo sạch vôi răng, mảng bám còn tồn tại trên răng khiến bạn vẫn mắc phải các bệnh răng miệng liên quan.
Thao tác sai có thể gây tổn thương nướu, nhiễm trùng, tụt lợi thậm chí mất lợi.
Ngoài ra lấy cao răng sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới men răng, thay đổi cấu trúc răng và các tổ chức xung quanh.
Do đó việc lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng là điều vô cùng quan trọng để hạn chế nguy cơ tổn thương sau khi lấy cao răng.
Lấy cao răng xong bao lâu thì được ăn?
Hầu hết các phòng khám và bệnh viện nha khoa hiện nay đều thực hiện thủ thuật lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm hiện đại. Thời gian thực hiện nhanh chóng và ít gây tình trạng ê buốt, nhức và nhạy cảm ở răng và nướu như trước đây.
Đặc biệt, việc lấy cao răng sẽ không xâm lấn và ảnh hưởng tới cấu trúc men răng hay nướu.
Vì vậy, sau khi lấy cao răng bạn hoàn toàn có thể ăn uống một cách bình thường mà không sợ ảnh hưởng.
Tuy nhiên, hầu hết các nha sĩ đều khuyên rằng, không nên ăn uống trong 2-3 giờ sau khi lấy cao răng để răng có thể ổn định.
Mặc dù không gây chảy máu, ê buốt hay đau nhức, sóng siêu âm có thể khiến răng sau khi vừa lấy cao răng nhạy cảm hơn.
Nếu bạn ăn uống luôn, đặc biệt các loại đồ ăn có màu có thể khiến răng bị đổi màu và khiến răng nhạy cảm trong thời gian dài.
Điều này có thể gây khó chịu và khiến bạn ăn đồ ăn khó khăn hơn, đồng thời cũng khiến cho mảng bám và cao răng tích tụ lại với tốc độ nhanh hơn.
Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi lấy cao răng
Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày quyết định chủ yếu sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bên cạnh việc lấy cao răng thường xuyên, vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng cần phải lưu ý.
Đánh răng đúng cách
Chải răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Fluor để loại bỏ mảng bám dư thừa và ngăn ngừa sâu răng.
Cách chải răng đúng cách
Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn
Sử dụng chỉ tăm nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn nằm sâu trong các kẽ răng.
Khám răng định kỳ
Khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng một lần để được làm sạch răng chuyên sâu và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng.
Những thực phẩm nên tránh sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, để hạn chế cao răng tích tụ trở lại và ảnh hưởng tới sức khỏe của răng cũng như phần nướu răng, một số loại thực phẩm cần hạn chế bao gồm:
Tránh những món ăn quá nóng, quá cay nồng, đồ ăn lạnh vì dễ làm cho răng bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng ê buốt răng.
Các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước uống có gas, trà sữa... cũng cần hạn chế.
Không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều axit khi mới cạo vôi răng xong vì có thể gây kích ứng, ê buốt và phá hủy men răng.
Tránh những món ăn có khả năng bám màu răng cao như socola, trà đậm, cà phê...
Bỏ thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân gây hôi miệng, khiến răng bị xỉn màu, ố vàng, thậm chí chuyển sang màu đen.
Bảo vệ răng miệng toàn diện với nước ngậm răng miệng từ thảo dược
Có một số loại thảo dược như Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu có tác dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, làm giảm mảng bám, cao răng, đồng thời cho hơi thở thơm tho.
Kết hợp các loại thảo dược này tạo nên dung dịch ngậm răng miệng. Khác với nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm răng miệng đòi hỏi thời gian ngậm trong miệng lâu hơn (khoảng 5-10 phút, trong quá trình ngậm thỉnh thoảng súc nhẹ). Thời gian ngậm lâu giúp dung dịch len lỏi sâu trong các kẽ răng và khoang miệng.
Khi nhổ dung dịch nước ngậm răng miệng đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Do có thành phần thảo dược nên trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Nước ngậm răng miệng thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
|