Chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não: Đã có cách hay!

19-10-2023 14:08:23

Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi kéo dài nhưng thường bị bỏ qua, thậm chí nhầm lẫn với tình trạng khác dẫn đến điều trị sai cách.

Tìm hiểu cách điều trị chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác mất phương hướng do mất thăng bằng hoặc choáng váng. Bạn có thể cảm thấy như sắp ngất đi hoặc mọi thứ xung quanh đang chuyển động hoặc quay tròn. Cả hai cảm giác này đôi khi xảy ra cùng với buồn nôn hoặc nôn. 
 
Chóng mặt không phải là một tình trạng bệnh lý mà là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó như: 
 
• Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính 
• Hạ đường huyết
• Huyết áp thấp
• Mất nước
• Dùng một số loại thuốc
• Có vấn đề về tai trong
• Có vấn đề về lưu thông máu
• Thiếu máu 
• Đau nửa đầu 
• Chấn thương đầu
• Thiểu năng tuần hoàn não
 
Trong đó, thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân phổ biến. Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lượng máu được đưa lên não giảm, khiến oxy và chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của não. Lúc này, các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, kém tập trung, suy giảm trí nhớ… sẽ xuất hiện. 
 
Chóng mặt là cảm giác mất phương hướng, xung quanh như quay tròn

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não xảy ra khi có điều gì đó ngăn cản hoặc làm gián đoạn lưu lượng máu đến não. Những nguyên nhân phổ biến nhất là: 
 
• Mạch máu bị tắc 
• Cục máu đông
• Xơ vữa động mạch 
 
Xơ vữa động mạch khiến mạch máu bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Xơ vữa động mạch là thuật ngữ y học để chỉ sự tích tụ chất béo, được gọi là mảng bám trong động mạch.
 
Mảng bám chủ yếu được tạo thành từ cholesterol và canxi, khiến động mạch cứng lại. Sự cứng lại và tích tụ mảng bám này xảy ra dần dần theo thời gian.
 
Cùng với việc thu hẹp các mạch máu, mảng bám có thể vỡ ra và di chuyển trong máu, làm tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch ở những nơi khác trong cơ thể. Cục máu đông ngăn cản dòng máu lên não sẽ dẫn đến thiếu máu não, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não.
 
Thiểu năng tuần hoàn não xảy ra khi có điều gì đó ngăn cản hoặc làm gián đoạn lưu lượng máu đến não

Các biến chứng của thiểu năng tuần hoàn não

Giảm lưu lượng máu đến não có thể gây ra các biến chứng sau:
 
Đột quỵ
 
Các tế bào não không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết nếu lưu lượng máu đến não bị giảm hoặc ngừng lại. Dòng máu dừng lại đủ lâu có thể làm hỏng hoặc giết chết các tế bào não, gây ra đột quỵ.
 
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)
 
Một cục máu đông hoặc một mảng bám bong ra khỏi thành động mạch có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Nếu điều này xảy ra trong thời gian ngắn và tắc nghẽn được giải phóng, nó có thể gây ra cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).
 
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua không để lại tổn thương lâu dài nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho đột quỵ. Các triệu chứng chỉ kéo dài trong vài phút, triệu chứng yếu tê chân tay, mất thăng bằng, đau đầu xảy ra đột ngột sau đó tự khỏi. 
 
Chứng phình động mạch não
 
Các mạch máu trong não có thể yếu đi và sưng lên gây phình động mạch não. Huyết áp cao, động mạch bị thu hẹp hoặc chấn thương đầu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Để ngăn ngừa những biến chứng này, cần phát hiện và điều trị thiểu năng tuần hoàn não ngay từ sớm. 

Điều trị chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não

1. Giải pháp tình thế
 
Giải pháp tình thế khi bị chóng mặt là nên ngồi xuống, nhắm mắt lại để đỡ bị chóng mặt và giảm nguy cơ té ngã. Sau đó, hít sâu và thở ra từ từ trong vài phút. Sau khi cơn chóng mặt qua đi thì có thể từ từ đứng lên và tiếp tục các hoạt động còn dang dở trước đó. 
 
2. Giải pháp lâu dài
 
Vì chóng mặt có nguyên nhân do thiểu năng tuần hoàn não nên giải pháp lâu dài là cần điều trị tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu. Để tăng cường tuần hoàn máu lên não, nên áp dụng một số biện pháp sau: 
 
Ngồi thiền 
 
Ngồi thiền đã được chứng minh là cải thiện lưu lượng máu đến vỏ não trước trán, giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng. 
 
Bỏ thuốc lá 
 
Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch, cục máu đông ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu. 
 
Dùng thuốc làm loãng máu 
 
Thuốc làm loãng máu như aspirin, warfarin, clopidogrel cũng thường được sử dụng để làm loãng máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. 
 
Bổ sung vi chất 
 
Nghiên cứu cho thấy có một số loại vi chất như flavanol, omega-3, catechin, resveratrol giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh và tăng lưu lượng máu.
 
Bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Dùng thuốc hoạt huyết Đông y 

Đông y có bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết nổi tiếng với sự kết hợp của các thảo dược quý như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung. Bài thuốc trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não. 
 
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng. 
 
Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh do thiểu năng tuần hoàn não có thể tham khảo sử dụng. 
 

Hoạt Huyết Nhất Nhất

Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
 

 

Vân An
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //