Chỉ rõ các nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai và cách điều trị

31-03-2021 06:13:07

Ngứa họng ngứa tai là dấu hiệu thường bị bỏ qua nhưng lại là triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh. Phân biệt các nguyên nhân gây bệnh và biện pháp điều trị tương ứng.

Ngứa họng ngứa tai là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lưu tâm

Nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai thường gặp

1. Ngứa họng ngứa tai do dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn phát sinh khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng có trong thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm dễ kích ứng. Ước tính có từ 4–6% trẻ em và 4% người lớn bị dị ứng thực phẩm. Phản ứng thường phát triển trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi chúng ta tiêu thụ loại thực phẩm đó.

Dị ứng có thể nhẹ với các triệu chứng dừng lại ở ngứa cổ họng hoặc miệng. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể đe dọa tính mạng.

Triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Nổi mề đay, ửng đỏ, ngứa, sưng tại họng: Là tình trạng thường gặp nhất và cũng dễ nhận biết nhất khi bị dị ứng thực phẩm.
  • Nôn mửa
  • Co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Sốc phản vệ: Là tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi có các triệu chứng sốc phản vệ, bạn cần đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: Khó thở, thở khò khè, sưng phồng niêm mạc miệng, khó nuốt, chóng mặt, ngất xỉu, cổ họng bị thắt lại, loạn nhịp tim…

Các thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm:

  • Đậu phộng và các loại hạt, như hạt óc chó và hạt hồ đào
  • Cá và hải sản có vỏ như nghêu, sò, ốc, tôm, cua
  • Sữa bò
  • Trứng
  • Lúa mì
  • Đậu nành

Ngoài ra có một số loại hạt, trái cây và rau củ có chứa một loại protein tương tự như chất gây dị ứng trong phấn hoa. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, những thực phẩm sau đây có khả năng gây ra phản ứng gọi là hội chứng dị ứng miệng: táo, chuối, carot, rau cần tây, quả anh đào, dưa chuột, hạt phỉ, kiwi, cam, đào, lê, mận, cà chua, bí ngòi… Các triệu chứng dị ứng miệng bao gồm:

  • Ngứa miệng
  • Ngứa họng ngứa tai
  • Sưng miệng, lưỡi và cổ họng

Đối với trường hợp ngứa họng ngứa tai do dị ứng thực phẩm, cần thực hiện:

  • Dừng ăn ngay loại thực phẩm đó. Lần ăn tiếp theo nên thử từng chút một nếu thấy vẫn có biểu hiện dị ứng thì nên dừng không ăn thực phẩm đó nữa.
  • Đưa tới cơ sở y tế nếu tình trạng không thuyên giảm.
  • Với người bị sốc phản vệ, nghẹt thở, mất ý thức cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ

2. Ngứa họng ngứa tai do dị ứng thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng chỉ khoảng 5-10% phản ứng với thuốc là dị ứng thực sự. Cũng giống như dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn thuốc thành một tác nhân gây hại và phản ứng lại một cách quá mức cần thiết. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra trong vòng vài giây, vài phút đối với trường hợp thuốc tiêm tĩnh mạch, vài giờ hoặc vài ngày với trường hợp tiêm bắp hoặc đường uống.

Các triệu chứng dị ứng thuốc cũng tương tự như dị ứng thực phẩm và một số trường hợp dị ứng thuốc nghiêm trọng cũng có thể gây sốc phản vệ.

Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng dị ứng thuốc. Nếu bị dị ứng, bạn phải ngừng sử dụng loại thuốc đó. Nếu dị ứng thuốc gây ra sốc phản vệ, bạn cần gọi cho dịch vụ y tế khẩn cấp tại địa phương hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Mẩn đỏ xuất hiện trên da sau khi sử dụng thuốc có thể là biểu hiện của dị ứng

3. Ngứa họng ngứa tai do viêm mũi dị ứng

Theo một số thống kê, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng lên tới khoảng 10 - 20% dân số. Con số này được dự báo là ngày càng tăng cao do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu và thời tiết thay đổi thất thường.

Có 2 loại viêm mũi dị ứng thường gặp: Viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng thời tiết, với các triệu chứng phổ biến:

  • Hắt hơi từng tràng
  • Chảy mũi dịch trong
  • Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi
  • Thường xuyên bị ngứa mũi, chảy nước mũi nhiều nhất là vào buổi sáng
  • Ngứa họng ngứa tai
  • Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới
  • Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt

Hầu hết bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều không có tiến triển quá xấu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường gây phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày. Viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi thường xuyên, nhức đầu, ù tai, một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính có thể bị loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy.

Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng gần như chưa điều trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, giúp giảm hoặc hết triệu chứng trong một thời gian, có thể bị lại khi không còn dùng thuốc. Do đó, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố dị nguyên bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi (giữ ấm vùng mũi họng, súc miệng, xịt họng thường xuyên…), ăn đủ chất dinh dưỡng và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Viêm mũi dị ứng cũng gây ngứa họng ngứa tai

4. Ngứa họng ngứa tai do viêm đường hô hấp

Vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp cũng thường gây ngứa họng ngứa tai. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài một thời gian, sau khi khỏi bệnh thì triệu chứng cũng tự hết. Chỉ trong trường hợp bội nhiễm thì ngứa họng ngứa tai mới kéo dài, lúc này bạn cần tới bệnh viện để được khám và điều trị dứt điểm.

Ngứa họng ngứa tai do nhiễm virus, vi khuẩn thường sẽ kèm theo các triệu chứng liên quan như sốt, đau nhức cơ thể, ho dai dẳng, nghẹt mũi, nhức đầu,...

Đối với nguyên nhân này, cần chú ý vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh, vừa điều trị các triệu chứng khó chịu do ngứa họng ngứa tai gây ra. Một giải pháp hiện đại và tiện dụng đó là dùng các dung dịch xịt họng thảo dược giúp giảm nhanh ngứa họng hiệu quả. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, ho khan, ho có đờm, khản tiếng… Dạng sản phẩm này rất tiện mang theo người và sử dụng.

Viêm đường hô hấp là nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai thường gặp

Chọn sản phẩm xịt họng thảo dược cần lưu ý

Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm xịt họng gắn mác thảo dược, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Cần tìm đến những sản phẩm xịt họng từ thảo dược tiêu biểu như dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản.

Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Nếu xịt đúng cách thì sẽ có tác dụng tại chỗ, giúp cắt cơn ho trong 10 phút.

  • Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: ngứa họng, ho, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khàn tiếng.
  • An toàn, hầu như không có tác dụng phụ, trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể sử dụng được.
  • Liều dùng/ Cách dùng: Khi nào thấy ngứa họng, sắp ho thì xịt 2-4 nhịp. Ngày đầu tiên có thể xịt tới 15-20 nhịp nếu cần, sau đó do tác dụng của sản phẩm ho và ngứa họng sẽ dãn cách dần, các ngày sau chỉ cần xịt 3 – 10 lần.
  • Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) để trôi dịch nhày ở họng, nuốt vài ngụm nước ấm rửa họng.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689

Xem thêm về sản phẩm tại đây

 

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Thời đại //