Răng con sẽ "xấu cả đời" vì sai lầm phổ biến của nhiều cha mẹ Việt!
Rất nhiều trẻ nhỏ mắc chứng sâu răng, rồi ảnh hưởng xấu đến hàm răng sau này vì sai lầm phổ biến của nhiều bậc cha mẹ.
Phòng ngừa sâu răng do bú bình
Nếu bé cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ.
Tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt, thường là khi bé được 1 tuổi. Khi uống sữa bằng ly, chất đường trong sữa sẽ không đọng lại trên răng, hơn nữa bé không thể đòi mang ly sữa lên giường khi đi ngủ. Vì thế nên cho trẻ thôi bú bình khi được hơn 1 tuổi.
Để phòng ngừa sâu răng do bú bình thì bạn chỉ nên cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vòng vòng chơi hay ngậm khi đi ngủ.
Luôn luôn giữ miệng bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa cần vệ sinh răng miệng ngay, dùng gòn hay gạc chùi sạch răng cho bé. cần tập cho bé có thói quen chải răng ngay sau khi mọc các răng sữa đầu tiên.
Hướng dẫn bé cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẽ răng sau khi tất cả các răng sữa đã mọc, thường vào lúc bé 2 - 2,5 tuổi.
Nếu bé cần ngậm núm vú mới ngủ được, nhất là vào ban đêm thì phải bảo đảm núm vú sạch sẽ và không còn dính chất đường.
Nếu nguồn nước sử dụng không được Fluor hóa phòng ngừa sâu răng, hãy đến bác sĩ răng hàm mặt tư vấn cách bổ sung Fluor cho trẻ.
Nên đến bác sĩ răng hàm mặt khám răng định kỳ sau khi bé được 6 tháng đến 1 tuổi để phát hiện những răng mới bị sâu cũng như những hướng dẫn về cách chăm sóc răng.
Để phòng ngừa sâu răng do bú bình bạn cần thường xuyên kiểm tra răng nếu thấy có những đốm sâu răng sẫm màu trong miệng bé.