Cách nhận biết 5 loại sốt thường gặp ở trẻ
Sốt không phải là một bệnh mà là một triệu chứng bệnh, cũng là một trong những phản ứng bảo vệ của cơ thể. Sốt không đáng ngại nếu biết cách xử lý. Điều quan trọng là cần nhận biết các loại sốt thường gặp ở trẻ để ứng phó kịp thời, đúng cách.
Biến chứng đáng ngại của sốt
Phần lớn các trường hợp sốt có thể can thiệp và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu sốt nặng và kéo dài có thể đưa đến các triệu chứng nghiêm trọng khác như mất nước, nhịp tim nhanh. Biến chứng đáng sợ nhất là sốt cao co giật, chiếm khoảng 3-4%, phổ biến nhất ở những trẻ dưới 5 tuổi. Một số ít các trường hợp sốt cao co giật có thể gây ra các tổn thương thực thể ở hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não sau này của trẻ.
Nhận biết 5 loại sốt thường gặp ở trẻ
Một trong các loại sốt rất thường gặp ở trẻ là sốt mọc răng. Trong những tháng năm đầu đời, trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ 4 đến 7 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng sữa này đến khoảng 3 tuổi. Theo các bác sĩ, răng sữa có vai trò quan trọng giúp định hướng răng chính sau này.
Lưu ý trường hợp sốt mọc răng ở trẻ thường sẽ kèm theo các dấu hiệu chứng tỏ mọc răng từ 3-5 ngày như:
- Bé bị chảy nước bọt nhiều hơn bình thường. Miệng hay chóp chép, nhai trong vô thức.
- Bé thường đưa tay, vạt áo, hay bất cứ thứ gì vào miệng cắn.
- Trẻ biếng bú, biếng ăn, hay quấy khóc, ít ngủ, luôn tỏ ra cau có, khó chịu. Một số trường hợp, bé có thể bị ho hoặc phát ban.
- Khi vệ sinh răng miệng cho bé, ba mẹ sẽ thấy nướu bị sưng đỏ, răng sữa đang nhú lên, và nhiều khi nướu bị nứt ra.
- Cơ thể yếu đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa, biểu hiện là bé đi ngoài phân nhão hoặc bị tiêu chảy.
- Trẻ sụt cân nhẹ.
Trẻ sốt mọc răng thường kèm theo quấy khóc, bỏ ăn
Trong các loại sốt ở trẻ em, sốt cảm lạnh thường xảy ra vào mùa lạnh, thời gian từ tháng 10-12 trong năm nhưng cũng có thể xảy ra vào mùa hè khi bố mẹ cho trẻ nằm điều hòa bị lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh. Thông thường, sốt cảm lạnh là biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Trẻ rất dễ bị sốt cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
Khi bị sốt cảm lạnh, bé thường phải mất cả tuần để hồi phục. Trong thời gian này mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với những biện pháp cần thiết để giúp bé mau khỏe hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước, nước ấm: giúp làm loãng dịch tiết đường hô hấp, từ đó giúp trẻ ho dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng có thể nhỏ mũi, xịt rửa mũi cho trẻ giúp đường thở thông thoáng hơn.
3. Sốt do nhiễm khuẩn
Nếu là sốt do nhiễm khuẩn thì trẻ không thể tự khỏi mà cần phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị do bác sĩ kê đơn. Một điều lưu ý quan trọng là sốt do nhiễm khuẩn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho trẻ, thậm chí là tử vong. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để thăm khám và điều trị phù hợp.
4. Sốt do virus
- Mệt mỏi, đau nhức rồi tiến tới sốt
- Nhiệt độ cơ thể bé có thể tăng lên đến 40°C, tần suất liên tục hoặc ngắt quãng.
- Ngoài ra, bé có thể có các biểu hiện kèm theo như: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đỏ mắt và có thể nổi cả ban ở da.
- Một số trường hợp, sốt siêu vi có thể diễn tiến nặng lên như: sốt cao từng cơn, co giật, rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Do hiện chưa có thuốc đặc hiệu cho trường hợp nhiễm virus nên việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cha mẹ cần có các biện pháp can thiệp hạ sốt cho trẻ như sử dụng thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt, chườm ấm… và đo nhiệt độ liên tục để đảm bảo thân nhiệt bé không quá cao.
Sử dụng miếng dán hạ sốt giúp giảm nhiệt cho trẻ hiệu quả
Một trong các loại sốt ở trẻ em phổ biến hiện nay là sốt cảm cúm. Đây là một bệnh truyền nhiễm, do virus cúm gây ra và là một trường hợp phổ biến của sốt siêu vi, tuy nhiên vì tính chất thường gặp của bệnh mà có thể được phân thành một loại riêng. Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn.
Phần lớn trẻ có sức đề kháng tốt có thể tự khỏi bệnh cúm, hết sốt sau khoảng 5 ngày và tình trạng ho, mệt mỏi sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số ít có thể dẫn đến biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cũng cần lưu lý các biện pháp sau đây để phòng ngừa sốt do cúm ở trẻ:
- Tiêm chủng: Tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, lưu ý nhớ cho trẻ tiêm nhắc cúm hằng năm.
- Giữ vệ sinh răng miệng, chân tay cho bé.
- Tránh cho trẻ chạm vào các vật dụng công cộng như thang máy, bàn ghế ở quán ăn, cầu thang…, hạn chế cho trẻ chơi chung đồ chơi, hay tiếp xúc với những người bị cúm.
- Bổ sung những thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ: thịt bò, cá, các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin & khoáng chất,...
- Giữ ấm cho trẻ mỗi khi trời chuyển lạnh.
Miếng dán hạ sốt Sakura được sản xuất theo Công nghệ và Nguyên liệu nhập khẩu Nhật Bản Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài. - An toàn trong khi sử dụng, dính tốt, dễ gỡ bỏ. Chi tiết xem thêm tại đây hoặc hotline: 18006689 |