Cách khắc phục chứng biếng ăn và kém hấp thu ở trẻ, đảm bảo hiệu quả sau 3 tháng
Trẻ lười ăn, ăn ít, người còi cọc, hoặc ăn nhiều mà vẫn “thấp bé nhẹ cân” khiến các mẹ rất đau đầu, thậm chí stress. Khắc phục điều này cần giải pháp toàn diện về dinh dưỡng và chăm sóc.
Trẻ biếng ăn luôn khiến bố mẹ rất đau đầu, thậm chí stress. Ảnh minh họa
Theo TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nhi Trung ương, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng thấp còi, bắt kịp đà tăng trưởng, từ đó tăng cân nhanh chóng.
Để thoát khỏi suy dinh dưỡng và tăng cân bắt kịp các bạn cùng lứa, trẻ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất để bổ sung kịp thời các vi chất thiếu hụt; Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dễ hấp thu, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, không thể thiếu việc bổ sung các vi chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Hiện tượng “ăn nhiều mà không lớn” có thể do trẻ kém hấp thu dưỡng chất. Để biết nguyên nhân cụ thể, các mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để vừa tìm nguyên nhân, vừa được tư vấn giải pháp khắc phục.
Có một số biểu hiện của trẻ kém hấp thu như sau:
Cán bộ y tế đang đo chiều cao để theo dõi sự phát triển của trẻ. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng
- Trẻ biếng ăn, chán ăn, mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.
- Trẻ chậm phát triển chiều cao, còi cọc, nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.
- Trẻ hay kêu đau bụng hoặc trẻ nhỏ không kêu được thì quấy khóc; cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.
- Nếu kém hấp thu nặng, trẻ sẽ có thể trạng suy sụp, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải, thiếu linh hoạt minh mẫn.
Các biểu hiện của trẻ kém hấp thu thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa và rất nhiều bố mẹ loay hoay tự tìm cách chữa bệnh lý đường tiêu hóa cho con.
Thực ra, điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học, toàn diện; Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.
Với trẻ kém hấp thu hay còn gọi là “ăn nhiều mà không lớn”, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên như sau:
1.Trẻ cần có chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo, hãy cho trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.
2.Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nên nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món . Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra các chất khó tiêu.
3.Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.
4.Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
5.Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động. Ngoài ra có thể bổ sung kẽm để vừa tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ, vừa ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn mà khiến trẻ mắc phải lại sụt cân.
Áp dụng đầy đủ các biện pháp trên, đảm bảo sau 3 tháng trẻ sẽ thoát khỏi suy dinh dưỡng thấp còi và tăng cân đều đặn.
10 mẹo hay dành cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân các mẹ nên biết. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe