Cách điều trị răng nhạy cảm để không còn ê buốt, khó chịu
Bạn đã bao giờ cảm thấy đau hoặc khó chịu sau khi cắn một miếng kem hoặc một thìa súp nóng? Răng nhạy cảm có gây nhiều phiền toái? Vì thế cần tìm cách khắc phục ngay.
Răng nhạy cảm ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống
Răng nhạy cảm là gì?
Nhạy cảm răng, hay quá cảm ngà là tình trạng đau hoặc khó chịu ở răng như một phản ứng với một số kích thích nhất định, chẳng hạn như nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm.
Răng nhạy cảm có thể là một vấn đề tạm thời hoặc mạn tính và có thể ảnh hưởng đến một răng, một số răng hoặc tất cả các răng.
Ngà răng bị lộ khiến răng bị kích thích với các yếu tố bên ngoài
Các triệu chứng răng nhạy cảm
Những người có răng nhạy cảm có thể bị đau, ê buốt hoặc khó chịu do phản ứng với một số tác nhân gây ra. Các triệu chứng có thể đến và biến mất theo thời gian mà không có lý do rõ ràng. Tình trạng đau, ê buốt có thể từ nhẹ đến dữ dội.
Răng nhạy cảm gây đau buốt ở chân răng
Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm
Một số người bẩm sinh có răng nhạy cảm hơn những người khác do có men răng mỏng hơn. Men răng là lớp ngoài cùng bảo vệ răng. Trong nhiều trường hợp, men răng có thể bị mòn do:
- Đánh răng quá mạnh
- Sử dụng bàn chải đánh răng cứng
- Nghiến răng ban đêm
- Thường xuyên ăn hoặc uống thực phẩm và đồ uống có tính axit.
Đôi khi, các tình trạng khác có thể dẫn đến ê buốt răng. Ví dụ, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày thực quản lên miệng và làm mòn men răng theo thời gian. Các tình trạng gây nôn mửa thường xuyên như chứng liệt dạ dày và ăn vô độ cũng có thể khiến axit ăn mòn men răng. Tình trạng tụt nướu có thể khiến các phần của răng bị lộ ra ngoài và không được bảo vệ, cũng gây ra ê buốt.
Sâu răng, gãy răng, sứt mẻ có thể khiến ngà răng bị lộ ra ngoài, gây ê buốt. Khi đó, bạn có thể chỉ cảm thấy ê buốt ở một răng hoặc vùng cụ thể trong miệng thay vì phần lớn các răng.
Răng có thể nhạy cảm tạm thời sau khi làm răng như trám răng hoặc tẩy trắng răng. Trong trường hợp này, độ nhạy cảm cũng sẽ giới hạn ở một răng hoặc các răng xung quanh răng đã được làm răng. Điều này sẽ giảm dần sau vài ngày.
Khi men răng bị mòn, ngà răng bị lộ thì sẽ dễ bị ê buốt, đau khi gặp các yếu tố như: Thực phẩm và đồ uống nóng/lạnh, ngọt, có tính axit, nước súc miệng có chứa cồn…
Điều trị răng nhạy cảm như thế nào?
Các phương pháp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng răng nhạy cảm.
Nếu các tình trạng bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm, bạn nên điều trị triệt để các bệnh lý này. Trào ngược dạ dày thực quản có thể được điều trị bằng thuốc giảm tiết axit và chứng cuồng ăn nên được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ tâm thần.
Tình trạng tụt nướu có thể được điều trị bằng cách chải răng nhẹ nhàng hơn và giữ vệ sinh răng miệng tốt. Trong trường hợp ê buốt và khó chịu do tụt nướu nghiêm trọng, nha sĩ có thể khuyên bạn nên ghép nướu. Quy trình này bao gồm việc lấy mô từ vòm miệng và đặt nó lên chân răng để bảo vệ răng.
Quy trình vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng nên được thay đổi. Bạn nên chọn kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Những loại kem đánh răng này sẽ không có bất kỳ thành phần gây kích ứng nào và có thể có các thành phần giải mẫn cảm giúp ngăn chặn cảm giác khó chịu di chuyển đến dây thần kinh của răng.
Bạn cũng nên chọn bàn chải đánh răng mềm hơn và chải răng một cách nhẹ nhàng. Sau khi đánh răng thì sử dụng nước ngậm răng miệng thành phần thảo dược để bảo vệ răng miệng tối ưu.
Nước ngậm răng miệng dùng để ngậm trong miệng 5-10 phút giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, hỗ trợ làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, giảm chảy máu chân răng, răng lung lay…
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT |
|
|
Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 |