3 loài cây trong vườn có công dụng tốt hơn cả mật gấu

31-10-2016 14:17:24

Để thay thế mật gấu trong các bài thuốc Đông y, bạn sẽ không phải tìm đâu xa, các loại cây thuốc dân gian này có ngay trong vườn nhà bạn.

Cỏ mật gấu

Cỏ mật gấu là loại cây thảo có thân biến thiên, thưa thì mọc bò, dày thì mọc đứng. Cây cao khoảng 15 – 100cm, được phân thành nhiều nhánh nhỏ, bao phủ bởi lông. Trên thân, lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép lá khía răng cưa, có khoảng 5 – 6 cặp gân phụ trên lá.

Cụm hoa hình chùy thưa ở ngọn, dài khoảng 10 – 20cm. Cuống hoa dài, rất nhỏ, đài hoa hình chuông có 5 răng, tràng hoa dài gấp đôi đài, có màu trắng chấm hồng, ống hoa hình trụ, phiến hai môi, môi trên 4 thùy, môi dưới nguyên; nhị 4, thò ra ngoài; vòi nhụy chẻ đôi ít. Hoa thường nở từ tháng 8 – 11. Quả mật gấu bế nhỏ, tù nhẵn.

Cỏ mật gấu có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm nguyên liệu thuốc. 

Đặc điểm: Vị đắng, tính mát.

Tác dụng chính: Lợi tiểu, thanh nhiệt, lọc máu, tán ứ.

Cỏ mật gấu là một trong các loại cây thuốc dân gian thay cho mật gấu.

Hồng hoa

Hồng hoa là một loài cây có kích thước khá nhỏ, chỉ cao khoảng 0,6 – 1m. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân nhánh ra các ngọn.

Lá cây mọc sole, gần như không cuống, gốc tròn ôm lấy thân. Phiến lá có hình bầu dục dài khoảng 4 – 9cm, rộng khoảng 1 – 3cm. Chóp lá nhọn sắc, hai bên mép răng cưa không đều. Lá mặt nhẵn, màu xanh lục thẫm, gân chính ở giữa lồi cao.

Hoa thường mọc ở đầu ngon thân, hoa nhỏ, màu đỏ cam, có gai ở mép, đế hoa dẹt. Quả bế, hình trứng, có 4 vạch lồi. Hoa thường nở vào tháng 5 – 7, quả mọc tháng 7 – 9.

Hoa của loại cây này được gọi là hồng hoa, một vị thuốc thường dùng trong Đông y. 

Hồng hoa có nguồn gốc từ Ả rập, ở nước ta trước đây được trồng nhiều ở Hà Giang sau đó ít trồng. Tới năm 1970, giống hoa được nhập về và trồng nhiều ở Hà Nội và Đà Lạt.

Loại cây này được trồng bằng cách gieo hạt vào mùa xuân. Khi hoa nở rộ có màu cam đẹp thì nên thu hái rồi phơi ở nắng nhẹ hoặc nơi râm mát cho khô. Để bảo quản tốt hơn, nên giã cánh hoa thành bánh trước khi phơi khô.

Cây thuốc dân gian hồng hoa.

Thành phần hóa học của hoa hồng : Trong hoa có sắc tố màu đỏ là carthamin (0,3 - 0,6%) không tan trong nước và một số sắc tố màu vàng tan trong nước. Bên cạnh đó, còn có một số chất như: isocarthamin sẽ chuyển dần thành carthami, luteolin 7-glucosid và 3 - rhamnoglucosid của kaempferol. 

Ngoài hoa, hạt của nó cũng có công dụng tốt. Hạt chứa 20-30% dầu, 12 - 15% protein. Dầu này giàu về các glycerid của các axit béo không trung hòa, có hàm lượng đến 90%.

Tính vị: Hồng hoa có tính ẩm, vị cay.

Công dụng: vào kinh Can tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, sinh tân huyết và thông kinh.

Bài thuốc dân gian từ huyết dụ.

Huyết dụ

Loại cây này khá nhỏ, chỉ cao khoảng 1  2m. Thân mảnh, trên thân có nhiều vết sẹo của những lá đã rụng. Lá cây mọc chủ yếu ở ngọn, dài dài 20 - 35cm, rộng 1,2 - 2,4cm, màu đỏ tía hoặc đỏ trên, xanh dưới.

Hoa huyết dụ màu trắng pha tím mọc thành chùy dài ở ngọn thân. Quả mọng chứa 1 - 2 hạt.

Những bộ phận có thể dùng làm thuốc của huyết dụ là hoa, lá và rễ.

Cách thu hái: Huyết dụ được trồng ở nhiều nơi. Hoa được thu hái vào mùa hè. Còn lá và lá thu hái quanh năm. Sau khi thu hái, hoa và lá đem phơi hoặc sấy nhẹ cho khô còn rễ rửa sạch, phơi khô.

Tính vị: Vị hơi ngọt, tính bình

Tác dụng: Mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống, chữa chấn thương huyết ứ sưng tấy, thổ huyết, niệu huyết, khái huyết, rong huyết, lậu huyết, băng huyết, kinh nguyệt ra máu quá nhiều.

Lưu ý: Bạn không được tự ý sử dụng thuốc y học cổ truyền khi chưa có sử chỉ định của thầy thuốc.

Hoàng Thúy (T/h)
Theo Đời sống Plus //