Buồn nôn khi đói là dấu hiệu của bệnh gì, điều trị thế nào?
Nếu thường xuyên bị buồn nôn khi đói thì đừng xem thường! Bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiêu hóa.
Buồn nôn khi đói là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiêu hóa
Buồn nôn khi đói
Buồn nôn khi đói là triệu chứng thường gặp hiện nay và có xu hướng gia tăng mạnh ở người trẻ tuổi. Triệu chứng này cũng là dấu hiệu sớm giúp cảnh báo những bệnh lý về hệ tiêu hóa mà bạn có thể gặp phải.
Ngoài triệu chứng buồn nôn khi đói, mỗi bệnh lý tiêu hóa lại có những triệu chứng kèm theo khác nhau. Bạn cần theo dõi để nhận biết, quyết định đi khám để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Buồn nôn khi đói là triệu chứng thường gặp ở giới trẻ hiện nay
Buồn nôn khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu tình trạng buồn nôn khi đói kéo dài thường xuyên, lặp lại ngày này qua ngày khác, thì có thể do một trong các bệnh lý về tiêu hóa dưới đây.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp chất nhầy và niêm mạc bảo vệ bị bào mòn. Trường hợp nhẹ thì gây ra các kích ứng trên bề mặt, trường hợp nặng các vết loét có thể lan ra và ăn sâu hơn vào lớp cơ, thậm chí có thể gây thủng thành dạ dày.
Nếu tình trạng buồn nôn khi đói xảy ra thường xuyên, kèm theo các triệu chứng dưới đây thì có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày, cần nhanh chóng thăm khám để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng:
- Thường xuyên đau nóng rát vùng thượng vị
- Đau quặn theo từng cơn, đau tăng khi thời tiết thay đổi
- Đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu
- Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua khi đói, đỡ hơn sau khi ăn
- Trường hợp nặng có thể kèm theo xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện như đi ngoài phân đen, nôn ra máu…
Viêm loét dạ day tá tràng có thể gây ra triệu chứng buồn nôn khi đói
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Thường xuất hiện do sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới, hay xuất phát từ một số nguyên nhân như thoát vị dạ dày, thừa cân, có áp lực đè lên dạ dày đặc biệt là khi mang thai.
Khi mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh luôn cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là buồn nôn khi đói. Ngoài ra, người bệnh thường gặp thêm các triệu chứng như:
- Khó nuốt khi ăn, có cảm giác như có cục u trong cổ họng
- Đắng miệng, nếm thấy vị chua, khàn giọng, viêm họng
- Ợ nóng, nóng, đau rát ở trước xương ức
- Ho hoặc thở khò khè, đặc biệt thường ho về đêm
Trào ngược dạ dày thực quản không gây ra những cơn đau cấp, người bệnh có xu hướng thường bỏ qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm loét họng, viêm loét thực quản, nặng hơn có thể là ung thư thực quản, ung thư vòm họng… Vì vậy, người bệnh nên đi khám chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.
Viêm trực tràng
Viêm trực tràng là bệnh lý thường gặp ở những người uống nhiều rượu bia hoặc các chất kích thích như thuốc lá, ma túy hay ăn các đồ ăn cay nóng.
Khi mắc viêm trực tràng, ngoài triệu chứng buồn nôn khi đói, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Đau và có cảm giác đầy ở vùng bụng trái, khi đau muốn đi đại tiện ngay
- Đi ngoài nhiều chất nhầy có lẫn máu
- Trường hợp nặng có tình trạng chảy máu, đau rát trực tràng, táo bón xen lẫn tiêu chảy
Khắc phục tình trạng buồn nôn khi đói
Khi triệu chứng buồn nôn khi đói kéo dài thường xuyên, ưu tiên hàng đầu là nên đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tư sớm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi, điều chỉnh thói quen sinh hoạt để giúp ngăn ngừa bệnh tiển triển nặng hơn, cũng như mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa. Không nên ăn khuya, không nên vừa ăn vừa làm hoặc nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Nên ăn chậm, nhai kĩ.
- Ngủ đủ giấc, nên ngủ sớm trước 11h đêm, luôn giữ tinh thần thoải mái, sảng khoái, tránh stress, lo âu.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas hoặc các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, không tăng liều lượng hoặc bỏ thuốc khi thấy tình trạng buồn nôn đã cải thiện. Tuân thủ theo chỉ định, dùng thuốc theo toa của bác sĩ để bảo bảo an toàn sức khỏe.
Cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt đề ngăn ngừa buồn nôn khi đói
Mẹo nhỏ giúp giảm buồn nôn khi đói ngay tức thì
Ngoài việc thăm khám và điều trị lâu dài, thay đổi thói quen sinh hoạt để khắc phục nguyên nhân gây ra buồn nôn khi đói. bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm triệu chứng buồn nôn ngay tức thì:
- Bấm huyệt: Dùng ngón trỏ và ngón giữa tạo thành hình chữ C, ấn mạnh lên đường rãnh giữa hai sợi gân lớn trên mặt trong cổ tay, ngay dưới lòng bàn tay. Ấn giữ trong 30 giây đến 1 phút thì nhấc tay ra.
- Đặt chiếc khăn lạnh lên gáy giúp ổn định thân nhiệt.
- Hít thở sâu, từ từ, giữ cảm giác thư thái trong 5-10 phút.
Thuốc dạ dày Đông y – giảm ngay buồn nôn khi đói do bệnh dạ dày
Theo y học hiện đại, sau khi được chẩn đoán bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, việc điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc bao vết loét, thuốc kháng axit dạ dày, thuốc trung hòa axit, thuốc giãn cơ, giảm đau, kháng sinh. Các nhóm thuốc này giảm triệu chứng nhanh nhưng thường có tác dụng phụ và có nguy cơ bị kháng thuốc (với thuốc kháng sinh).
Ngày nay các chuyên gia đều cho rằng để điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày nên kết hợp cả Tây y và Đông y, vừa điều trị triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giúp hạn chế tái phát.
Thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, thuốc dạ dày Đông y ra đời là niềm hi vọng cho những người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Thuốc dạ dày Đông y có nguồn gốc từ thảo dược, do vậy đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ như dùng thuốc Tây.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤT - Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát ở vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày. - Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon. Liều dùng: Nên uống vào lúc đói. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |