Bài thuốc quý từ lá xoài non giúp hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường sau 1 tuần
Cây xoài được mọi người biết đến là một loại cây cho ăn quả, nhưng ít ai biết được lá xoài non lại có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Dùng thảo dược chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam.
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.
Theo lương y Nguyễn Thị Phú (Hội đông y tỉnh Thái Nguyên) thì lá của xoài non có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.
Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Lá xoài non giúp hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường rất tốt
Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm bác sĩ người Mỹ cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
Cách dùng lá xoài giúp hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường cực đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- Lá xoài non còn tươi: 5 lá
- Nước sôi: 200ml
- Cốc có nắp đậy giữ nhiệt
Cách làm:
- Lá xoài non rửa sạch dưới vòi nước, thái sợi rồi để vào cốc.
- Đổ 200ml nước sôi 100 độ vào cốc rồi để qua đêm
Cách dùng:
- Buổi sáng ngủ dậy sau khi đánh răng, ăn sáng 15 phút thì uống hết cốc nước lá xoài non này
- Chú ý mỗi ngày chỉ uống 1 cốc vào buổi sáng
- Để nước lá xoài non phát huy tác dụng, không uống gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 – 3 tiếng.
- Dùng liên tục đều đặn trong 7 ngày sẽ thấy đường huyết ổn định
Đối với người thành phố thì có thể lấy lá xoài non phơi khô rồi dùng dần. Tuy nhiên công dụng sẽ không tốt bằng lá xoài non còn tươi.
Người thành phố có thể dùng lá xoài non phơi khô tuy nhiên tác dụng không tốt bằng lá còn tươi
Ngoài ra, đối với bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn sau:
Giá đỗ xào: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu, suy kiệt.
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
Khổ qua xào thịt nạc: Cách làm tương tự, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...
Đậu đỏ hầm phổi dê: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, đậu đỏ, thêm nước muối, gia vị nấu nhừ. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, tiểu ít, nước tiểu đỏ đục.
Sữa mạch môn ô mai: Mạch môn 20g, ô mai 12g, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, thêm sữa bò 30ml, khuấy lắc đều uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khô miệng khó nuốt, nuốt đau, khát nước.
Nhựa mận vịt ngọc trúc: Ngọc trúc 50g, sa sâm 50g, vịt 1 con, hành tây 1 củ, gừng tươi 6g. Vịt làm sạch, nấu với sa sâm, ngọc trúc, đầu tiên đun lửa to cho chín, sau đun nhỏ lửa trong 1 giờ cho chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị. Dùng cho bệnh tiểu đường, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, suy nhược, táo bón.
Tim lợn tiềm ngọc trúc: Tim lợn 300g, ngọc trúc 30g, gừng tươi 5g, hành sống 5g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã để sẵn. Tim lợn thái nhỏ, cho cùng nước gừng, hành, ớt tươi luộc chín, tiếp tục đổ tiếp nước ngọc trúc vào đun tiếp cho tim lợn chín nhừ. Thêm nước hàng, muối mắm, đường trắng, bột ngọt; đun tiếp tạo thành nước canh đặc; Đổ lên đĩa, đợi cho nguội và đông, đổ dầu vừng đã đun sôi và để nguội lên là được. Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạch vành, bệnh tim phổi, tiểu đường, lao phổi.
Vịt hầm sa sâm ngọc trúc: Vịt 1 con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt làm sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp âm hư, miệng khô khát nước, táo bón, bệnh tiểu đường.
Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào nồi, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.
Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, tăng huyết áp.
Trai sò luộc: Sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với gia vị thường ngày. Tác dụng bổ âm thanh nhiệt, lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh tiểu đường.
Biển đậu mộc nhĩ tán: Mộc nhĩ 60g, biển đậu 60g tán bột. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Thịt lợn hầm râu ngô: Thịt lợn nạc và râu ngô liều lượng thích hợp, hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Râu ngô hầm ong non: Râu ngô 30g, ong non 120g, thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật.
Nước sắc thỏ ty tử: Thỏ ty tử 60g. Sắc nước uống. Dùng giải khát cho bệnh nhân tiểu đường khát nước uống nhiều.
Nước bột đậu xanh: Đậu xanh 200g, thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường...
Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.