Bạch biến là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

19-05-2020 07:59:18

Người mắc bạch biến là khi bị những sắc tố da bị phá hủy làm thay đổi màu da trên cơ thể. Căn bệnh này hiện chưa có nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên có nhiều phương pháp chữa trị.


Biểu hiện của bệnh bạch biến là có những vùng da không đều màu. Ảnh minh họa

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. 

Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ. Tại Việt Nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Theo thống kê có 1% dân số Hoa Kì mắc bệnh bạch biến.

Tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. 

Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu. Bệnh có tính chất gia đình nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bệnh bạch biến có di truyền không.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị.

Hiện chưa có số liệu nghiên cứu chính xác về tỷ lệ bạch biến tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh chiếm 1%. Bệnh có tính chất gia đình trong khoảng 30% các trường hợp. Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh, có kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Do đó, ngoài khía cạnh thẩm mỹ, cần quan tâm chú ý đến các bệnh lý đi kèm.

Nguyên nhân bệnh bạch biến

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh. 

Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền, liên quan đột biến ở gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA. Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. 
Khoảng 20 - 30% bệnh nhân bạch biến  có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.

Điều trị

Những giải pháp điều trị bạch biến sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh của bạn. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm với vùng da bị mất sắc tố ít, bạn sẽ dễ đáp ứng với liệu pháp steroid hơn khi bệnh đã tiến triển. 

Kem bôi steroid tại những khu vực da bị ảnh hưởng để tái tạo lại màu sắc da bình thường. Thông thường, bạn sẽ cần ít nhất 3 tháng để điều trị trước khi thấy được hiệu quả của liệu pháp này.

Liệu pháp ánh sáng phối hợp với sử dụng thuốc psoralen là một phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Với liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là PUVA, bạn sẽ tiếp xúc với tia UVA sau khi bôi thuốc tại chỗ trên da. Đây là một giải pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh bạch biến.

Giải pháp thứ ba để điều trị bạch biến dành riêng cho những người bị những mảng trắng ở ít nhất một nửa cơ thể. Bạn sẽ sử dụng một loại thuốc có tên là ete monobezyl 2 lần mỗi ngày. Mất sắc tố cần được điều trị cẩn thận vì nó là vĩnh viễn. Điều trị cũng có thể gây ra tác dụng phụ như viêm, ngứa và khô da.

Phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa không giúp bạn tái tạo lại sắc tố da, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị ngoại khoa. Ba loại phẫu thuật có thể được sử dụng trong bệnh bạch biến bao gồm:

Ghép da: Phẫu thuật viên sẽ lấy vùng da lành, có sắc tố ghép vào vùng da mất sắc tố.

Cấy ghép tế bào tạo sắc tố: Bác sĩ lấy những tế bào sản xuất sắc tố và nuôi cấy ở phòng thí nghiệm. Sau đó, những tế bào này sẽ được ghép vào vùng da bị mất sắc tố.

Phun xăm thẩm mỹ: những vùng da bị mất sắc tố ở môi được tái tạo lại sắc tố nhân tạo bằng thuốc nhuộm.

Thông thường, phẫu thuật chỉ được sử dụng cho những người bị bạch biến hơn 3 năm, khi bệnh của họ đã ổn định và không thay đổi.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //