Áp dụng ngay để vết bỏng bô nhanh lành, không gây sẹo xấu
Vết bỏng bô xe máy thường gây thâm và để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi bị bỏng bô, thực hiện sơ cứu đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành, không để lại sẹo.
Vết bỏng bô xe máy thường bị thâm và sẹo
Đặc điểm vết bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy thuộc loại bỏng nhiệt – là một trong những dạng bỏng thường gặp nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
Tỷ lệ bỏng bô xe máy ở Việt Nam rất cao, do người dân đa phần di chuyển bằng xe máy. Đối tượng dễ bị bỏng bô là chị em phụ nữ mặc váy ngắn, trẻ em vô ý chạm vào ống bô.
Mô tả hình ảnh vết bỏng bô xe máy:
- Diện tích bỏng nhỏ, thường có hình tròn
- Tổn thương do bỏng bô thường sâu do sự dẫn truyền nhiệt qua da rất nhanh, nhiệt độ da vùng bỏng vẫn duy trì ở mức cao sau bỏng
- Vết bỏng bô nếu không biết cách xử lý đúng dễ để lại vết thâm và sẹo xấu
Các mức độ bỏng bô:
- Bỏng nhẹ: da sưng đỏ, đau nhẹ, có thể tự lành sau khoảng 2 – 3 ngày.
- Bỏng trung bình: vết bỏng bô bị đỏ, đau, vùng bỏng phồng nước bên trong có dịch trong hoặc màu vàng nhạt. Vết bỏng có thể lành sau 10 – 14 ngày.
- Bỏng nặng: da đau rát, vết bỏng bô bị phồng, bên trong dịch đục, có màu hồng, đáy của vùng bỏng có màu trắng hoặc tím sậm. Vết bỏng có thể lành sau 1 tháng.
Hình ảnh vết bỏng bô xe máy thường tròn, có bóng nước
Những điều cần tránh khi bị bỏng bô xe máy
Vết bỏng bô xe máy thường để lại sẹo thâm. Để hạn chế sẹo thâm gây mất thẩm mỹ, nên tránh những sai lầm như dưới đây:
- Không ngâm vết bỏng trong nước đá lạnh vì đá lạnh làm đông cứng tế bào gây tổn thương nặng hơn hoặc có thể dẫn đến hoại tử nếu bị bỏng lạnh.
- Không chọc vỡ các bóng nước vì bóng nước có tác dụng bảo vệ phần da thịt bên dưới. Kể cả vết bỏng bô bị ngứa cũng không nên chọc. Bởi chọc vỡ bóng nước sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không bôi kem đánh răng vào vết bỏng vì kem đánh răng có chứa kiềm, có thể làm tăng mức độ đau rát.
- Không bôi nghệ tươi hay các kem có thành phần nghệ lên vết bỏng, vì dễ gây thâm đen tại vùng da bị bỏng. Nếu muốn dùng nghệ thì khi vết thương lên da non mới được bôi.
- Cẩn trọng khi bôi các nguyên liệu dân gian như trứng gà, thuốc lá đông y không rõ nguồn gốc vào vết thương hở, vì có thể gây nhiễm khuẩn.
- Hạn chế ăn trứng để vết sẹo không loang ra và để lại khoảng trắng trên vết thương. Hạn chế ăn thịt bò để tránh gây sẹo thâm mất thẩm mỹ.
Tránh chọc vỡ bóng nước của vết bỏng bô bởi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
Hướng dẫn sơ cứu bỏng bô xe máy đúng cách
Cũng giống như với các loại bỏng nhiệt khác, khi bị bỏng bô cần sơ cứu ngay để giảm đau.
Làm mát vết bỏng bô
Nếu bị bỏng bô xe khi ở nhà (như vô tình đi ngang qua xe và chạm vào, hoặc nhà chật đi lại bị va quệt vào ống bô xe còn nóng) thì nên rửa vết bỏng bằng nước sạch và mát để hạ nhiệt, giảm đau rát.
Nếu bị bỏng bô khi ở ngoài đường thì ngay khi về đến nhà, nên rửa vết bỏng dưới vòi nước mát hoặc chườm khăn ẩm và mát lên vết bỏng.
Làm sạch vết bỏng
Dùng nước muối sinh lý hoặc dùng dung dịch sát khuẩn Povidine 10% để rửa sạch vết bỏng.
Bảo vệ vết bỏng
Với vết bỏng nhẹ, để vết bỏng thông thoáng sẽ nhanh lành hơn. Với vết bỏng nặng thì cần che vết thương bằng gạc vô trùng để tránh bụi bẩn gây nhiễm trùng.
Nếu vết bỏng nặng thì cần che chắn bằng gạc vô trùng
Bôi kem thảo dược
Để làm dịu da và vết bỏng nhanh lành, không để lại sẹo, có thể bôi kem thảo dược. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Với thành phần chiết xuất từ thảo dược như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội… sản phẩm giúp làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng, nhanh lành vết thương, chóng lên da non, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Cách sử dụng Kem thảo dược khi bị bỏng
- Với vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
- Với vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho nhanh lành.
- Với vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Chú ý: khi vết bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bỏng trở lại làn da bình thường thì thôi.
KEM NHẤT NHẤT- Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng. - Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non. - Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo. - Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |