Ấn Độ tăng kỷ lục hơn 4.200 ca nhiễm Covid-19 chỉ trong 1 ngày
Ấn Độ ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 tăng kỷ lục, 4.200 ca nhiễm trong 24 giờ, nâng tổng ca nhiễm lên hơn 67.000 ca.
Lao động ngoại tỉnh Ấn Độ mang đồ chuẩn bị lên chuyến tàu hành hương đặc biệt tại nhà ga ở thành phố Chennai, bang Tamil Nadu, hôm 10/5. Ảnh: AFP.
Theo thông tin từ VNE, Giới chức Ấn Độ hôm nay báo cáo 4.213 ca nhiễm mới Covid-19 trong 24 giờ qua, khiến số ca nhiễm toàn quốc tăng lên 67.152. Nước này hiện ghi nhận 2.206 người chết do nCoV, tăng 97 trường hợp so với một ngày trước đó.
Bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ, tâm chấn dịch Covid-19 của cả nước, với 22.171 ca nhiễm và 4.199 người chết. Bang Gujarat và khu vực Lãnh thổ thủ đô quốc gia Delhi, bao gồm thủ đô New Delhi, cũng ghi nhận ca nhiễm Covid cao, lần lượt là 8.194 và 6.923 trường hợp.
Trong khi đó, Thủ tướng Narendra Modi chuẩn bị tiến hành cuộc họp qua video với các thống đốc bang vào hôm nay nhằm thảo luận về giai đoạn tiếp theo khi lệnh phong tỏa kết thúc.
Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ buộc phải áp đặt các biện pháp mới nghiêm ngặt hơn sau khi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh trong những ngày gần đây.
Trước đó, Chính quyền thành phố New Dehli hôm 4/5 đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa một số khu vực ít nguy cơ nhiễm Covid-19, sau hơn 40 ngày phong tỏa hoàn toàn do dịch bệnh.
Theo Báo Quốc Tế thông tin, khoảng 9h30 ngày 4/5 (giờ địa phương), có gần 500 người đứng xếp hàng trước một cửa hàng bán rượu tại khu Kalyan Puri phía Đông thủ đô New Delhi, trước khi chính quyền thành phố điều động lực lượng cảnh sát tới giải tán đám đông này nhằm tránh nguy cơ virus Sars-CoV-2 tiếp tục phát tán.
Quan chức thành phố New Dehli Ajay Kumar trả lời phỏng vấn Reuters rằng chính quyền thành phố vẫn muốn các cửa hàng mở cửa làm ăn trở lại, nhưng nếu tình trạng người dân tụ tập đông đúc tiếp tục tái diễn thì họ sẽ lại phải yêu cầu các cửa hàng tạp hóa tuân thủ lệnh đóng cửa nhằm phòng tránh dịch bệnh.
Bộ Y tế Ấn Độ cho hay họ đang sử dụng phương pháp truy vết tiếp xúc và giám sát cộng đồng nhằm đối phó với các ca nhiễm không triệu chứng.