7 nguyên nhân gây sâu răng trẻ em và cách phòng ngừa
Trẻ em rất dễ bị sâu răng và có thể để lại những hậu quả vô cùng lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để điều trị và phòng ngừa sâu răng trẻ em.
Sâu răng trẻ em có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề
Sâu răng trẻ em hình thành như thế nào?
Bình thường, vi khuẩn bên trong khoang miệng sẽ bám vào bề mặt răng, kết hợp cùng với chất nhầy trong nước bọt tạo thành các mảng bám trên răng. Trong môi trường mảng bám này, vi khuẩn sẽ được sinh sôi rất nhanh.
Khi các mảng bám tích tụ đủ nhiều sẽ tạo ra môi trường kỵ khí (thiếu oxy) ở bề mặt răng. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn chuyển hóa đường thành axit hữu cơ thông qua quá trình lên men. Do có lớp mảng bám dày, axit hình thành không thể khuếch tán ra bên ngoài cũng không bị pha loãng và trung hòa do nước bọt nên tích tụ lại phía trong mảng bám.
Khi đó, axit sẽ tiếp xúc với bề mặt răng, làm mòn lớp men răng và làm tan lớp canxi ở bề mặt răng. Lâu ngày, bề mặt này bị vôi hóa, tạo thành các vết trũng, ăn sâu vào bề mặt răng. Bề mặt răng có các vết trũng, mảng bám lại càng dễ tích tụ, các vết trũng lại càng trở nên sâu hơn, dần dần, tạo nên các vết sâu răng.
Quá trình hình thành sâu răng ở trẻ
Trẻ em sâu răng có triệu chứng gì?
Nhiều cha mẹ có suy nghĩ rằng, trẻ em đằng nào cũng thay răng, vì vậy sâu răng ở trẻ em không quá quan trọng. Tuy nhiên, sâu răng ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như gây ra những cơn đau cho bé. Đặc biệt, nếu trẻ bị rụng răng sớm do sâu răng còn có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ. Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng bị sâu răng, cha mẹ cần lưu ý điều trị kịp thời.
Các triệu chứng sâu răng trẻ em:
- Răng bị đổi màu một phần, thường có màu đen ở răng hàm trước
- Đau răng
- Sưng lợi, sưng mặt
- Có thể có sốt cao
- Răng nhạy cảm với đồ ăn nóng/lạnh
- Thường ngại ăn rau và các loại thịt nạc, thịt dai
Nhạy cảm với đồ ăn nóng/lạnh là một dấu hiệu của sâu răng
Xác định 7 nguyên nhân gây sâu răng em bé
Trẻ em là lứa tuổi dễ bị sâu răng nhất. Có thể do các nguyên nhân sau đây:
Bề mặt răng sữa không nhẵn
Răng sữa mới mọc thường có bề mặt không nhẵn và có nhiều vi hạt nên có khả năng kháng axit kém, vi khuẩn dễ bám vào bề mặt răng tạo thành mảng bám và hình thành sâu răng.
Răng vĩnh viễn ở trẻ có nhiều rãnh, kẽ
Răng mới mọc, đặc biệt là răng vĩnh viễn vừa thay thường có nhiều rãnh, hốc, kẽ sâu trên bề mặt, nơi thức ăn dễ bị mắc lại. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn không kĩ, nguồn thức ăn mắc kẹt này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nên hình thành sâu răng.
Trẻ em thích ăn đồ ngọt
Trẻ em thích ăn các đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, chocolate… đây là những loại thức ăn chứa nhiều đường và dễ bám vào bề mặt răng.
Thời gian ngủ nhiều
Trẻ ngủ nhiều, khoang miệng ở trạng thái tĩnh khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm. Do giảm tiết nước bọt nên một số chất kháng khuẩn, lysozyme và các thành phần khác trong nước bọt có lợi cho sức khỏe răng cũng bị giảm số lượng, có lợi cho sự sinh sản của vi khuẩn.
Trẻ uống sữa trước khi ngủ
Nhiều trẻ có thói quen ôm bình sữa nằm uống rồi ngủ luôn mà không đánh răng, không súc miệng nên dễ bị sâu răng.
Vệ sinh răng miệng kém
Nhiều trẻ em không có thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không kỹ, thường mỗi lần đánh răng chỉ kéo dài 10-30 giây nên chưa thể làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Cha mẹ lơ là các vấn đề răng miệng của trẻ
Không ít bậc phụ huynh cho rằng, răng rụng chỉ là tạm thời, ít ảnh hưởng nên không quan tâm đúng mức đến bệnh sâu răng ở trẻ em. Nếu trẻ không đi khám và điều trị kịp thời, chắc chắn sẽ làm gia tăng các yếu tố cho sự phát triển của sâu răng.
Chớ lơ là tình trạng sâu răng trẻ em
Làm thế nào để ngăn ngừa sâu răng trẻ em?
Việc ngăn ngừa sâu ở trẻ em có vai trò hết sức quan trọng. Chỉ cần cha mẹ giúp con hiểu và tập những thói quen tốt, chú ý vệ sinh răng miệng sẽ ngăn ngừa được đáng kể nguy cơ sâu răng ở trẻ.
Hạn chế ăn luôn miệng
Không thể để trẻ tránh đường hoặc đồ ngọt, nhưng cha mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát số lượng. Để tránh ăn thường xuyên, hãy đặt giờ ăn nhẹ cho trẻ, hạn chế các món ăn có tính dính trên răng.
Tạo thói quen không ăn đồ ngọt sau khi đánh răng
Nhiều bé thường có thói quen ăn bánh kẹo, hoặc uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ. Cha mẹ cần nghiêm túc loại bỏ thói quen này ở bé.
Xử lý sớm nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng
Nếu phát hiện những dấu hiệu sâu răng sớm ở bé, cha mẹ nên có những giải pháp xử lý sớm bởi vì càng để lâu, sâu răng càng phát triển nhanh hơn.
Tập thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ
Cha mẹ nên tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé từ sớm. Có thể đồng hành cùng bé trong việc đánh răng hàng ngày, lựa chọn các loại kem đánh răng, bàn chải có thiết kế vui nhộn để trẻ thích thú…
Nên tập thói quen đánh răng cho bé từ sớm
Sau khi đánh răng, có thể dùng thêm Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất để hỗ trợ làm sạch khoang miệng tối ưu.
Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên an toàn, có thể sử dụng cho trẻ em. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền sản xuất của nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020 – Giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |