7 cách chữa trị cảm cúm, cảm lạnh bằng gừng cực hiệu quả
Chữa trị cảm cúm bằng gừng là mẹo dân gian được vận dụng hiệu quả để giảm cảm giác khó chịu khi mắc bệnh. Các tinh chất có trong gừng có khả năng loại bỏ viêm nhiêm, chống sưng đau, kháng khuẩn cực tốt. Vậy thực hư tác dụng của việc chữa cảm lạnh bằng gừng thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh có nhiều thông ti
I - Chữa cảm lạnh, cảm cúm bằng gừng có hiệu quả không?
Gừng là dược liệu tự nhiên được đặt tên tiếng Anh là Zingiber officinale Roscoe. Gừng thuộc nhóm thực vật mọng nước, phân thành nhiều nhánh với mùi hương thơm nồng. Hiện nay gừng được trồng trên nhiều khu vực khác nhau với điều kiện đất đủ ẩm, dễ dàng thoát nước.
Theo Đông Y, gừng tươi là vị thuốc quen thuộc với mùi thơm, vị cay, tính ấm. Các thầy thuốc Đông Y đã sử dụng gừng để để kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu, tăng bài tiết, giải độc cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngoài ra, gừng có khả năng trị cảm cúm, phong hàn và giảm các biểu hiện ho, tắc mũi, nhức đầu, buồn nôn hiệu quả. Theo đánh giá từ Y học hiện đại, hương thơm và mùi vị từ gừng tỏa ra là do sở hữu chất gingerol.
Hoạt chất này có khả năng kháng viêm, chống viêm, hạn chế sưng và chống oxy hóa ấn tượng. Tinh chất ức chế thần kinh trung ương giúp người bệnh ngủ ngon từ đó cải thiện đề kháng toàn diện. Vậy nên chữa cảm lạnh bằng gừng là cách thức dân gian được nhiều người bệnh áp dụng tạo chuyển biến tích cực.
II - Cách chữa cảm lạnh, cảm cúm bằng gừng hiệu quả
Trị cảm cúm bằng gừng tươi được đánh giá hiệu quả và tạo chuyển biến tích cực về thể trạng. Người bệnh có thể phối hợp gừng với các loại thảo dược khác nhau để đẩy nhanh tốc độ chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa cảm lạnh bằng gừng biện pháp sau nhé:
1. Trị cảm bằng gừng tươi
Gừng tươi được sử dụng trực tiếp giúp các dưỡng chất từ gừng thấm thấu vào cơ thể nhanh, đẩy lùi chứng cảm cúm - cảm lạnh ấn tượng. Ngoài ra, dùng nước gừng tươi còn hạn chế các biểu hiện bệnh như ho, rát họng, khó chịu khu vực họng.
Cách sử dụng gừng tươi như sau:
- Lấy 1 củ gừng, gọt sạch lớp vỏ bên ngoài và rửa với nước.
- Cắt gừng thành từng miếng nhỏ, sau đó ngậm gừng trong khoang miệng, khi gừng đã ngót dần đi thì bạn nhai nhỏ và nuốt từ từ.
2. Xông giải cảm bằng sả gừng
Trị cảm cúm bằng gừng thông qua biện pháp xông hơi và phối hợp với nguyên liệu sả, vỏ bưởi, tía tô có hiệu quả cao. Việc xông chanh sả gừng trị cảm lạnh giúp xoang mũi, tống đẩy dịch nhầy cùng vi khuẩn tích tụ trong mũi ra ngoài nhanh chóng.
Mặt khác, xông giải cảm bằng gừng sả còn thúc đẩy chu trình bài tiết mồ hôi để cơ thể nhanh chóng loại bỏ virus hoặc các tác nhân gây bệnh cảm cúm.
Ngoài ra, chữa cảm lạnh bằng gừng sả đem đến cảm giác thư giãn, dễ chịu và nâng cao tinh thần của người bệnh. Do đó hãy thực hiện cách xông hơi theo các bước cụ thể dưới đây:
- Chuẩn bị các nguyên liệu như: gừng, lá sả, vỏ bưởi, lá nghệ, tía tô, bạc hà…
- Gừng làm sạch vỏ sau đó đập giập, các loại lá được vệ sinh sạch sẽ sau đó vò nát.
- Cho các loại lá này vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa với thời gian 7 - 10 phút để tránh tinh dầu bay đi.
- Tắt bếp và đợi một vài phút đến khi nhiệt độ nước trong nồi giảm bớt.
- Đưa nồi nước lại gần gương mặt, trùm kín đầu để hơi nước tác động đến vùng mũi họng.
Trong quá trình xông hơi cần hít thật sâu để tinh dầu đi vào niêm mũi và khí phế quản để có tác dụng tốt nhất.
3. Vận dụng cách đánh cảm bằng gừng và rượu
Đánh cảm bằng rượu gừng là giải pháp hữu hiệu để giải cảm phong hàn, loại bỏ độc tố gây cảm cúm hoặc cảm lạnh. Ngoài ra, trị cảm cúm bằng gừng cùng rượu tăng thân nhiệt, chữa cảm mạo, phong hàn và lưu thông khí huyết giúp bệnh nhân sớm khỏi bệnh.
Để thực hiện chữa cảm lạnh bằng gừng và rượu thì bạn cần tuân thủ theo bước sau:
- Chuẩn bị rượu trắng (để tăng cường hiệu quả, bạn nên chọn loại rượu có nồng độ cao), gừng tươi.
- Làm sạch gừng sau đó đưa lên thớt dùng dụng cụ đập nát.
- Lấy một chiếc khăn sạch mềm, cho gừng vào chiếc khăn này.
- Đưa chiếc khăn nhúng vào rượu đã chuẩn bị trước đó.
- Sử dụng khăn để vuốt từ vị trí đỉnh đầu xuống gương mặt, và các bộ phận bên dưới như: ngực, cánh tay, bàn tay, ngón tay, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân.
Mỗi lần đánh cảm bằng gừng nên thực hiện trong khoảng 7 - 10 phút là tốt nhất. Trong quá trình đánh cảm nếu thấy khăn khô thì lại nhúng vào rượu trắng và tiếp tục thao tác khắp các bộ phận trên cơ thể.
4. Uống nước trà gừng mật ong giải cảm
Trà gừng kết hợp với mật ong giúp đẩy lùi biểu hiện cảm cúm, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh. Cách nấu trà gừng giải cảm được làm như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu: 1 củ gừng, khoảng 100ml mật ong, khoảng 200 - 300 ml nước.
- Rửa gừng với nước sạch, cạo vỏ bên ngoài, đập dập.
- Đổ nước vào nồi nấu sôi sau đó thả 4 - 5 lát gừng nấu trong 5 - 7 phút.
- Tiến hành tắt bếp rồi đổ mật ong vào nồi khuấy nhẹ để các nguyện liệu hòa cùng với nhau.
5. Ăn cháo gừng trị cảm cúm
Đối với bệnh nhân cảm cúm, cảm lạnh thì việc lựa chọn các món ăn dạng lỏng là điều cần thiết. Món ăn lỏng giúp cơ thể dễ tiêu hóa, bổ sung đủ chất để tăng đề kháng dễ dàng nhất. Ngoài ra, các món ăn dễ tiêu giúp cải thiện hoạt động nhu động ruột, hỗ trợ quá trình thải độc và loại bỏ virus gây cảm nhanh hơn.
Vì vậy món cháo kết hợp với gia vị gừng là ưu tiên hàng đầu cho người bệnh đang bị cảm. Cùng bắt tay thực hiện món ăn trị cảm cúm bằng gừng theo cách sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 3 quả trứng gà, rau thơm (tía tô, hành lá).
- Gừng tách bỏ sạch vỏ, bùn đất rồi vệ sinh dưới vòi nước lớn rửa sạch.
- Rau thơm làm sạch, lòng trắng trứng tách riêng đặt vào tô đựng.
- Ngâm gạo trước 2 - 3 tiếng để gạo nhanh chín khi nấu.
- Đổ gạo vào nồi cùng một lượng một lượng nước vừa phải để nấu thành cháo.
- Khi gạo nở bung và chín đều thì thêm gừng, lòng trắng trứng vào nồi đun sôi.
- Sau đó tắt bếp, đợi bớt nóng và ăn món cháo gừng giải cảm cúm.
6. Trị cảm cúm bằng gừng tươi và hành trắng
Gừng tươi và hành trắng là sự kết hợp tuyệt vời giúp đẩy lùi tình trạng cảm cúm. Hành trắng có tác dụng thúc đẩy bài tiết mồ hôi, thanh nhiệt và giải độc cực tốt. Từ đặc tính đó giúp người bệnh kịp thời loại bỏ các triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.
Cách chữa cảm lạnh bằng gừng tươi và hành trắng như sau:
- Chuẩn bị: 1 củ gừng và một chút hành lá.
- Đem gừng và hành lá đi rửa sạch với nước (có thể không cần gọt vỏ), thái nhỏ hành lá, thái gừng thành các sợi dài.
- Cho khoảng 600 ml nước sạch vào nồi, đun sôi nước kỹ trong vài phút.
- Tiếp tục thêm hành lá và gừng vào nồi, đun sôi hỗn hợp này trong 3 phút.
- Sau đó, tắt bếp luôn và đổ hỗn hợp nước uống này ra bát.
- Đợi nước gừng hành nguội bớt thì từ từ thưởng thức.
7. Chè gừng chữa cảm cúm, cảm lạnh
Nấu chè gừng không làm mất đi khả năng tiêu viêm, diệt vi khuẩn của loại nguyên liệu này. Vì vậy chè gừng là món ăn trị cảm cúm cực tốt, kích thích vị giác hiệu quả.
Cách chữa cảm lạnh bằng chè gừng như sau:
- Chuẩn bị: 200 gam gạo nếp, 90 gam đường, 1-2 củ gừng, muối.
- Ngâm gạo nếp từ 3 - 5 tiếng để gạo mềm rồi tiến hành vo gạo sạch sẽ.
- Cạo sạch vỏ gừng, rửa sạch và thái thành từng sợi nhỏ.
- Tiếp đó, bạn cho gừng vào cối để làm nhuyễn hoặc cho gừng vào cối để giã nát và lọc lấy nước cốt gừng.
- Từ từ đổ gạo vào nồi để ninh đến khi gạo đã nở mềm thì cho nước cốt gừng, đường đã chuẩn bị sẵn vào nồi.
- Dùng muôi khuấy nhẹ nhàng đến khi các nguyên liệu hòa quyện thì tắt bếp.
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món chè gừng, bạn có thể đổ chè gừng ra chén hoặc bát để thưởng thức rồi nhé.
III - Lưu ý khi chữa cảm cúm, cảm lạnh bằng gừng
Gừng phát huy công hiệu đối với người mắc cảm cúm hoặc cảm lạnh khi được sử dụng đúng cách. Vì vậy để trị cảm cúm bằng gừng tốt nhất thì người bệnh nên lưu tâm đến các vấn đề sau:
- Chữa cảm lạnh bằng gừng với mức độ hợp lý: vì gừng có tính cay nóng nên việc sử dụng quá mức dễ gây ra tác hại đến sức khỏe (táo bón, nóng trong người).
- Khi lấy gừng để bôi ngoài da thì không nên bôi với một lượng lớn vào một chỗ vì khiến da nhạy cảm và kích ứng.
- Gừng có thể tạo ra phản ứng phụ như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, ợ chua) hoặc gây kích ứng niêm mạc miệng cho các đối tượng nhạy cảm. Do đó người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng nên thận trọng khi dùng gừng.
- Chữa cảm cúm bằng gừng chỉ áp dụng với các trường hợp cảm cúm không quá nặng, mới mắc bệnh. Không nên sử dụng gừng cho các đối tượng thuộc nhóm: âm hư, nội nhiệt, biểu hư ra nhiều mồ hôi.
- Khi dùng thuốc chống đông máu warfarin thì không nên dùng gừng vì dễ dẫn đến hiện tượng rối loạn quá trình đồng máu.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng gừng để chữa cảm cúm và cần trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định có nên dùng hay không.
- Nếu thực hiện chữa cảm cúm bằng gừng mà biểu hiện bệnh không giảm bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị đúng cách. Tránh trường hợp để cảm cúm kéo dài gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe.
Cảm cúm có thể diễn biến phức tạp và nguy hiểm đến sức khỏe nếu bạn chữa trị không đúng cách. Vì vậy người bệnh khi trị cảm cúm bằng gừng không có chuyển biến cần liên hệ đến địa chỉ uy tín để chữa bệnh nhanh chóng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến người đọc góc nhìn khách quan về việc dùng gừng điều trị bệnh cảm.