Những lưu ý khi cúng vía Thần tài
Theo phong tục, cứ đến mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần tài, nhiều gia đình sẽ sửa soạn bàn thờ Thần tài (thường đặt cạnh cửa chính) và làm một số thủ tục để rước Thần tài
Dưới đây là những điều cấm kỵ trong ngày đón rước và cúng vía Thần tài mọi gia đình nên lưu ý:
Không để bàn thờ bẩn
Tượng Thần tài nên được tắm rửa, lau chùi thật sạch sẽ trước khi bắt đầu đặt lên bàn thờ để thể hiện lòng thành. Bàn thờ cũng nên được làm sạch bằng nước và khăn khô - Theo Kênh giải trí tổng hợp.
Thường xuyên tắm rửa cho ông Thần tài và ông Địa bằng nước hoa bưởi hoặc nước pha rượu. Vào những ngày trời mưa to nên đặt hai ông vào chậu sạch, cho tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút. Sau đó đưa vào nhà lau khô, xịt nước thơm và thắp hương cấu khấn sẽ rất linh nghiệm.
Ngoài ra, bàn thờ nên đặt cách cửa chính 1, 2, 3, 8 hoặc 9 bước chân tùy thuộc vào việc đặt ở phòng khách hoặc ban công. Tốt nhất nên đặt sao cho trước mặt bàn thờ là một khoảng không thông thoáng.
Con giáp thích hợp để đón nhận Thần tài năm 2017 đó là tuổi Mão và Dậu (Ảnh internet)
Không đặt bàn thờ Thần tài gần nơi ô uế
Hướng tốt nhất để đặt tượng Thần tài trong năm nay là hướng Đông Nam của phòng khách, đối diện với hướng Tây Bắc. Khu vực lý tưởng nhất là ngoài cửa chính hoặc ở ban công.
Bàn thờ Thần tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc làm ô uế, vấy bẩn lên vị thần. Nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn sạch sẽ.
Không được bỏ qua nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần tài
Nghi lễ mà nhiều người hay quên sau khi tiếp nhận Thần tài cho năm mới đó là đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện từng nhà - Theo Kiến thức cho hay.
Lưu ý khi cúng vía Thần Tài Ngoài ngày mùng 10 tháng Giêng, hàng tháng nên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác. Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn. Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả. Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn. Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào. Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài và tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài. |