Xịt mũi, rửa mũi xoang thế nào đúng cách và hiệu quả?
Xịt mũi, rửa mũi xoang có giúp giảm viêm mũi không; Có nên xịt mũi, rửa mũi hàng ngày?... là những câu hỏi thường gặp về việc xịt mũi, rửa mũi. Những câu trả lời dưới đây hy vọng giải đáp được những thắc mắc của không ít người.
1. Xịt mũi, rửa mũi là gì?
Các bác sĩ đã thực hiện điều này trong nhiều năm, để giúp bệnh nhân viêm mũi họng nhanh chóng khỏi bệnh. Các bác sĩ thường dùng máy để đưa dung dịch nước muối vào mũi để làm sạch hốc mũi, xoang. Rồi hút sạch dịch nhầy ra ngoài.
2. Xịt mũi, rửa mũi có đau không?
3. Có thể rửa mũi tại nhà?
Ở nhà, bạn có thể dùng dụng cụ rửa mũi khá nổi tiếng là Neti Pot hoặc các thiết bị tương tự.
4. Có phải tất cả các dung dịch nước muối dùng để rửa mũi đều giống nhau?
Nước muối sinh lý là hỗn hợp giữa nước và natri clorua được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam natri clorua tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
5. Xịt mũi bằng nước muối sinh lý có chữa được viêm xoang không?
Xịt mũi bằng nước muối sinh lý KHÔNG chữa được viêm xoang, nhưng GIÚP làm sạch dịch nhầy trong mũi, nhờ vậy giúp giảm viêm nhiễm và giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn.
6. Xịt mũi, rửa mũi giúp ích gì cho người bị viêm mũi dị ứng?
Xịt mũi rửa mũi sẽ giúp ích rất nhiều cho người bị viêm mũi dị ứng
Nếu bị viêm mũi dị ứng, bạn nên thường xuyên xịt mũi và rửa mũi, đặc biệt là trong mùa có nhiều phấn hoa hoặc môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Giống như việc rửa sạch tay để loại bỏ bụi bẩn, việc rửa mũi cũng giúp gột sạch, rửa trôi bụi bẩn, phấn hoa trong hốc mũi sau khi tiếp xúc.
7. Có nên dùng dung dịch xịt mũi (có chứa nước muối biển) xịt mũi cho trẻ hàng ngày không?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội, bình thường mũi chúng ta có hệ thống bảo vệ rất tốt như niêm mạc, giữ ấm, giữ ẩm không khí và ngăn cản yếu tố lạ vào và bản thân có hệ thống nhầy bảo vệ mũi. Bình thường chúng ta rửa mũi hàng ngày thì giảm tải lượng chứ không thể rửa sạch hoàn toàn 100% được, nhưng vẫn giảm nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên, trong nhi khoa thì sợ nhất là việc rửa mũi không đúng cách từ đó gây viêm tai. Bởi ở trẻ nhỏ, mũi và tai có cấu tạo tương đối thẳng và khác với người lớn, cho nên nếu rửa mũi áp lực quá mạnh, trẻ khóc, chúng ta càng cố gắng ấn vào thì nguy cơ càng cao hơn.
Khi trẻ bị bệnh thì đường nhiên phải rửa rồi, còn khi không bị bệnh có khuyến cáo là rửa một bên và hút ngay lập tức bên kia để nước chảy ra ngoài.