Xem full hình ảnh nguyệt thực toàn phần và mưa sao băng đẹp mê hồn
Những hình ảnh về nguyệt thực toàn phần và mưa sao băng vào rạng sáng ngày 28/7 nhận được sự yêu thích đặc biệt của nhiều người.
Ảnh: Guardian
Vào đêm 27, rạng sáng 28/7/2018, người dân trên khắp thế giới được chiêm ngưỡng một sự kiện thiên văn học kỳ thú: Nguyệt thực toàn phần. Ở pha toàn phần, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn và chuyển sang màu đỏ tối.
Nguyệt thực kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13. Đây là lần thứ hai trong năm diễn ra hiện tượng này và phải đến tháng 5/2021 và tháng 11/2022 người Việt mới được chứng kiến tiếp.
Tại Việt Nam, mưa sao băng xuất hiện trong trong thời gian đối mặt với nguy cơ thời tiết xấu khi xuất hiện mưa và mây mù áp thấp nhiệt đới. Vì vậy sẽ có rất ít khu vực có thể quan sát được những hiện tượng kỳ thú này.
Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng, tuyệt đẹp về nguyệt thực toàn phần ở trên khắp thế giới:
Hình ảnh được cư dân mạng Việt chia sẻ rần rần
Nguyệt thực toàn phần ở Van, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Guardian
Hình ảnh mặt trăng chuyển sang màu đỏ máu ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: EPA
Nguyệt thực xuất hiện ở sau phía sau ngôi đền Poseidon, Hy Lạp. (Ảnh: Reuters)
Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ ở Amman, Jordan. Ảnh: Reuters
Nguyệt thực toàn phần ở Nga. Ảnh Yegor Aleyev/TASS