Xác định nguyên nhân khiến bụng yếu hay đi ngoài và cách xử trí
Bụng yếu sẽ khiến bạn rất dễ bị đi ngoài, đau bụng, đầy hơi, phân sống… Muốn tìm được cách giải quyết cần xác định được nguyên nhân khiến bụng yếu hay đi ngoài.
Bụng yếu là gì?
Nhưng bạn có biết đây là những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm đại tràng mà đôi khi chúng ta vẫn thường bỏ qua và không điều trị?
Nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bụng yếu
Bụng yếu với tình trạng đau bụng, hay đi ngoài, tiêu chảy thường xuyên có thể do một số nguyên nhân sau:
- Nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Một số người bị dị ứng với một số loại thực phẩm nên gây ra phản ứng dị ứng của cơ thể khi ăn vào.
- Hội chứng ruột kích thích: Tình trạng ruột kích thích dễ gây ra rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp tới việc đi ngoài.
- Sự tích tụ quá mức của serotonin trong cơ thể: Sự bài tiết của chất serotonin ở nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc hệ thống tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy kéo dài.
- Dư thừa khí methane trong ruột già: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Uống nhiều thuốc kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế người sử dụng kháng sinh rất dễ bị bụng yếu hay tiêu chảy.
- Căng thẳng tâm lý: Tâm lý đóng vai trò quan trọng đối với các bệnh đường tiêu hóa. Thường xuyên buồn phiền, chán nán, lo lắng,… sẽ khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.
- Thói quen ăn uống: Vệ sinh ăn uống không đúng cách, thói quen ăn uống không cân đối, thực phẩm không đảm bảo dinh dưỡng,… cũng sẽ khiến bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Phương pháp xử trí khi bị bụng yếu hay đau bụng đi ngoài
1. Giảm căng thẳng – stress
Đối với người lớn, nên cố gắng giảm thiểu áp lực công việc để tránh bị stress kéo dài, giảm lo âu.
2. Thay đổi thói quen ăn uống
Đồ ăn nên ưu tiên khi bụng dạ yếu
-
Ăn chín, uống sôi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc đầu tiên để giảm tình trạng bụng yếu đi ngoài là ăn uống hợp vệ sinh. Bạn cần đảm bảo ăn chín uống sôi để ngăn chặn vi khuẩn có hại vào đường ruột. Không ăn thức ăn chưa chín kỹ và tái sống như rau sống, gỏi, nộm,…
- Sữa chua: Thực phẩm chứa probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột tốt hơn. Khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng, hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh hơn.
- Thức ăn ít gia vị: Người bị tiêu chảy nên ăn đồ ăn nhạt và ít dầu mỡ. Vì đồ ăn nhiều gia vị và chiên rán có thể gây kích ứng ruột. Một số thực phẩm nên ăn khi bụng yếu bao gồm: Chuối, cơm trắng, bánh mì, khoai tây luộc, bánh quy… Khi bị đi ngoài thường xuyên có thể ăn các loại thực phẩm này trong ngày và chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Uống nhiều nước: Bổ sung nhiều chất lỏng cũng rất quan trọng để hồi phục hệ tiêu hóa khi bụng dạ yếu. Người bệnh nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước và thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Bụng yếu nên tránh ăn đồ ăn gì?
Bạn nên biết một số loại thực phẩm làm cho hệ tiêu hóa mệt mỏi và khiến cho tình trạng đi ngoài nặng hơn để tránh:
- Thức ăn cay: Đồ ăn cay nóng gây kích thích hệ tiêu hóa khiến tình trạng đi ngoài nặng hơn.
- Đồ chiên rán: Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ khi bụng dạ yếu. Bởi chất béo và dầu khiến cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương mất nhiều thời gian để xử lý.
- Đồ ăn ngọt: Đồ ăn nhiều đường có thể làm ảnh hưởng tới các vi khuẩn có lợi khiến cho bụng dạ yếu không được cải thiện. Vì thế bạn nên tránh ăn đồ ngọt, nước trái cây và các loại hoa quả nhiều đường.
- Chất kích thích: Nên tránh uống rượu, bia, cà phê… để tránh gây mất nước.
- Tránh ăn đồ ăn cũ: Các đồ ăn cũ khi lưu trữ trong tủ lạnh hay ngoài môi trường đều rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn, vi rút từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Vì thế với người bụng yếu nên tránh ăn các thực phẩm đã cũ. Nếu có ăn thì nên đun sôi trước khi ăn.
3. Giải pháp Đông y cho người bụng dạ yếu
Thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 sản xuất từ công thức bí truyền tại nhà máy dược phẩm hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO, hiện được phân phối rộng rãi trên toàn quốc.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên; viên nén bao phim
Bảo quản: Nơi khô, dưới 30 độ C. Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0495b/14/QLD-TT |