Viêm lợi thường xuyên chớ nên chủ quan vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng

03-03-2021 09:08:51

Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) thường xảy ra do một lớp mảng bám hoặc vi khuẩn tích tụ trên răng. Viêm lợi thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Nhiều điều nguy hiểm có thể xảy ra khi bị viêm lợi thường xuyên

Các loại viêm lợi phổ biến 

Có hai loại bệnh viêm lợi răng thường gặp là:
  • Viêm lợi do mảng bám: Chủ yếu do mảng bám răng hình thành từ việc ăn uống và vệ sinh răng miệng không kỹ.
  • Tổn thương lợi không do mảng bám: Điều này có thể do vi khuẩn, virut hoặc nấm gây ra. Nó cũng có thể do các yếu tố di truyền, tình trạng toàn thân (bao gồm phản ứng dị ứng và một số bệnh nhất định), vết thương hoặc phản ứng với vật thể lạ, chẳng hạn như răng giả. 

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm lợi, viêm nướu:

  • Nướu đỏ tươi hoặc hơi tím
  • Nướu mềm có thể bị đau khi chạm vào
  • Chảy máu lợi khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Bị hôi miệng, hoặc hơi thở có mùi khó chịu
  • Viêm hoặc sưng chân răng
  • Tụt lợi
  • Răng lung lay

Nguyên nhân gây viêm lợi chân răng

Mảng bám

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm lợi là sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn giữa và xung quanh răng. Các mảng bám kích hoạt phản ứng miễn dịch, do đó, có thể dẫn đến phá hủy nướu hoặc mô nướu. Cuối cùng, nó sẽ dẫn đến các biến chứng khác.

Mảng bám trên răng là nguyên nhân gây viêm lợi

Mảng bám răng là một màng sinh học tích tụ tự nhiên trên răng. Nó thường được hình thành do vi khuẩn khu trú đang cố gắng bám vào bề mặt nhẵn của răng.

Những vi khuẩn này có thể giúp bảo vệ miệng khỏi sự xâm chiếm của các vi sinh vật có hại, nhưng mảng bám răng lại gây sâu răng và các vấn đề về nha chu như viêm nướu, nhiễm trùng nướu.

Khi mảng bám không được loại bỏ, nó có thể cứng lại thành vôi răng, hoặc cao răng, ở chân răng, gần nướu. Cao răng thường có màu vàng.

Mảng bám và cao răng cuối cùng gây kích ứng nướu, gây viêm nướu quanh chân răng, khiến nướu dễ bị chảy máu.

Thay đổi nội tiết tố

Thường xảy ra ở tuổi dậy thì, mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Nướu có thể trở nên nhạy cảm hơn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Mắc một số bệnh

Những người bị ung thư, tiểu đường và HIV có nguy cơ cao bị viêm lợi.

Thuốc

Sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc, đặc biệt nếu thuốc gây khô miệng. Dilantin - thuốc chống co giật và một số thuốc chống đau thắt ngực có thể khiến mô nướu phát triển bất thường.

Hút thuốc lá

Những người hút thuốc thường bị viêm lợi nhiều hơn so với những người không hút thuốc.

Hút thuốc lá gây hại răng

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh viêm lợi tăng dần theo tuổi tác.

Thiếu dưỡng chất

Ví dụ, thiếu vitamin C có liên quan đến bệnh nướu răng.

Di truyền

Những người có cha hoặc mẹ đã từng bị viêm lợi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Vệ sinh răng miệng không kỹ 

Lười đánh răng hoặc đánh răng không kỹ, không làm sạch răng miệng tốt cũng làm tăng nguy cơ viêm lợi.

Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm lợi thường xuyên

Nếu không điều trị, viêm lợi có thể lây lan và ảnh hưởng đến mô, răng và xương, gây ra các biến chứng như: 

  • Áp xe hoặc nhiễm trùng ở nướu hoặc xương hàm
  • Viêm nha chu
  • Răng lung lay, rụng răng
  • Viêm lợi tái phát thường xuyên
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm đau tim hoặc đột quỵ, thậm chí cả bệnh phổi.

Viêm lợi phải làm sao cho hết?

Bỏ thuốc lá

Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm lợi cao hơn gấp 7 lần so với những người không hút thuốc, và thuốc lá cũng khiến tình trạng viêm lợi lâu khỏi hơn. 

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể khó chống lại nhiễm trùng. Có rất nhiều cách để giải tỏa căng thẳng, tùy thuộc vào sở thích của bạn, ví dụ như đọc sách, nghe nhạc, thiền, tập yoga, cắm hoa, nấu ăn…

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng

Dinh dưỡng hợp lý giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Ăn thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa - ví dụ như những thực phẩm có chứa vitamin E (dầu thực vật, các loại hạt, rau lá xanh) và vitamin C (trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, khoai tây) - có thể giúp cơ thể sửa chữa các mô bị tổn thương.

Tránh nghiến răng

Nghiến răng có thể tạo áp lực lên các mô nâng đỡ của răng và có thể làm tăng tốc độ phá hủy các mô này.

Chăm sóc răng miệng tốt hơn nữa

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải đánh răng điện sẽ giúp làm sạch răng hơn. Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm để làm sạch các kẽ răng.

Sau khi đánh răng, nên sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược để hỗ trợ làm sạch, bảo vệ răng miệng, hỗ trợ giảm viêm lợi hiệu quả. 

Chăm sóc răng miệng thật kỹ là giải pháp giúp ngăn ngừa viêm lợi tái phát

Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất – giảm viêm lợi hiệu quả 

Sau khi đánh răng, nên dùng nước ngậm răng miệng thảo dược, ví dụ như nước ngậm răng miệng Nhất Nhất. Mỗi ngày ngậm 1-2 lần sau đánh răng, mỗi lần ngậm trong miệng khoảng 5 phút. 

Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược thiên nhiên, do vậy, nếu trong quá trình ngậm, lỡ nuốt phải một chút cũng không độc hại gì. 

Nếu bị viêm lợi thường xuyên, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ, dùng nước ngậm thảo dược sau khi đánh răng giúp hỗ trợ làm sạch và bảo vệ răng miệng tối ưu.  
 

 

 NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ 1800.6689

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại //