Viêm họng trắng – phân biệt với bệnh bạch hầu và bệnh khác
Viêm họng trắng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh bạch hầu. Phân biệt triệu chứng viêm họng trắng của các bệnh lý giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Tìm hiểu triệu chứng viêm họng trắng của các bệnh lý khác nhau
MỤC LỤC:
Nguyên nhân gây viêm họng trắng
So sánh và phân biệt viêm họng trắng do bệnh bạch cầu và bệnh khác
Điều trị viêm họng trắng bằng cách nào?
Nguyên nhân gây viêm họng trắng
Viêm họng trắng là triệu chứng của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau:
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Nguyên nhân: Vi khuẩn Streptococcus pyogenes.
Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng hạch bạch huyết, amidan có mảng trắng.
Điều trị: Thuốc kháng sinh (penicillin hoặc amoxicillin).
Viêm họng do virus
Nguyên nhân: Virus cảm cúm, virus Epstein-Barr (gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng), virus Herpes.
Triệu chứng: Đau họng, họng có thể có mảng trắng hoặc đỏ, mệt mỏi, sốt, ho.
Điều trị: Thường tự khỏi, việc điều trị giúp giảm triệu chứng.
Viêm họng do nấm Candida
Nguyên nhân: Nấm Candida albicans.
Triệu chứng: Mảng trắng trên lưỡi, amidan, niêm mạc miệng, kèm đau họng.
Điều trị: Thuốc kháng nấm (fluconazole, nystatin).
Bệnh bạch cầu
Nguyên nhân: Ung thư máu, ảnh hưởng đến sự sản xuất của tế bào bạch cầu.
Triệu chứng: Mệt mỏi, sốt, sưng hạch bạch huyết, chảy máu nướu răng, đau xương, viêm họng trắng.
Điều trị: Hóa trị, xạ trị, ghép tủy xương.
Bệnh bạch hầu
Nguyên nhân: Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
Triệu chứng: Màng xám hoặc trắng bám chắc vào niêm mạc họng hoặc amidan, khó thở, khó nuốt, đau họng, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, yếu cơ, mệt mỏi, sốt, khó thở do màng giả bít tắc đường hô hấp.
Biến chứng: Vi khuẩn tiết độc tố gây tổn thương tim, thần kinh, và thận.
Điều trị: Thuốc kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu…
Triệu chứng viêm họng trắng do bệnh bạch hầu
So sánh và phân biệt viêm họng trắng do bệnh bạch cầu và bệnh khác
Viêm họng trắng do bệnh bạch cầu
Màng giả trắng/xám bám chặt vào niêm mạc họng gây đau họng, khó nuốt, thậm chí khó thở, kèm theo sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Cần phân biệt tính chất của giả mạc bạch hầu với giả mạc mủ. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan. Còn giả mạc mủ thì sẽ bị hòa tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.
Màng giả có thể lan rộng, gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến khó thở.
Xét nghiệm cho thấy có vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
Viêm họng rêu lưỡi trắng do nguyên nhân khác
Mảng trắng trên amidan hoặc lưỡi, đau họng, đau khi nuốt, kèm theo sốt, sưng hạch bạch huyết.
Người bị viêm họng, viêm amidan cũng có thể bị khó thở, nhưng tình trạng khó thở là do sưng amidan chứ không phải do màng giả.
Xét nghiệm cho thấy nguyên nhân có thể là do vi khuẩn, virus, nấm.
Viêm họng trắng do viêm amidan thường kèm theo amidan sưng đỏ
Điều trị viêm họng trắng bằng cách nào?
Điều trị viêm họng trắng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Viêm họng do vi khuẩn
Điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, kèm theo các biện pháp chăm sóc hỗ trợ như uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể phục hồi.
Viêm họng do nấm
Dùng thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc thuốc uống, kèm theo vệ sinh răng miệng, súc miệng thật kỹ để ngăn ngừa nấm tái phát.
Viêm họng do virus
Nếu nguyên nhân là do virus, thì không cần phải dùng thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, súc miệng bằng nước muối ấm, xịt họng thảo dược giúp giảm đau họng, giảm ho…
Viêm họng do dị ứng
Sử dụng thuốc kháng histamine để giảm triệu chứng dị ứng, kèm theo vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh mũi và xịt họng thảo dược.
Xịt họng thảo dược giúp giảm đau họng
Viêm họng do bệnh bạch hầu
Điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng độc tố bạch hầu để trung hòa độc tố vi khuẩn. Người bệnh cũng cần cách ly để tránh lây nhiễm sang người khác.
Các biện pháp chung áp dụng với mọi nguyên nhân
Dù viêm họng trắng do bất kỳ nguyên nhân gì, người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp sau để giảm đau họng:
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Giúp giảm viêm và đau họng.
- Uống nhiều nước: Giữ cho cổ họng ẩm và giúp cơ thể loại bỏ nhiễm trùng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Để cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Dùng dung dịch vệ sinh mũi: Giúp làm sạch mũi, hỗ trợ đào thải bụi bẩn cùng virus, vi khuẩn ra ngoài
- Dùng dung dịch xịt họng thảo dược: Giúp hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Dung dịch xịt họng thảo dược (ví dụ như Xịt Họng Nhất Nhất) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản Thành phần: Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng. Cách sử dụng: Lắc kỹ trước khi dùng. - Xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. Chú ý: Chống chỉ định: Cảnh báo, thận trọng: Tác động bất lợi tiềm ẩn: Quy cách đóng gói: Bảo quản: Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất Xuất xứ: Việt Nam |