Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì thì tốt? Đâu là chế độ ăn uống đúng chuẩn?
Một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sẽ góp phần điều trị tích cực cũng như giảm đi các triệu chứng khó chịu. Vậy người bệnh bị viêm đại tràng nên ăn gì và tránh ăn gì thì tốt nhất? Một chế độ ăn uống đúng, chuẩn sẽ có những nguyên tắc thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.
I - Nguyên tắc về chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh đường tiêu hóa có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Để biết người bị viêm đại tràng nên ăn gì bạn cần nắm rõ nguyên tắc ăn uống để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
1. Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Đại tràng người bệnh bị tổn thương dẫn đến khó hấp thụ dinh dưỡng nên người bệnh thường gầy sút, thiếu dinh dưỡng. Vì vậy nếu mắc bệnh viêm đại tràng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn, khoa học.
Cân bằng giữa các nhóm chất theo độ tuổi, giới tính trong chế độ ăn uống thường ngày: nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, năng lượng. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin, muối khoáng, lượng nước cần thiết cho người bệnh.
2. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Ăn uống theo cách này khá dễ chịu giúp người bệnh ngon miệng hơn, dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm đa dạng, phong phú. Lượng thức ăn được chia nhỏ giúp hệ tiêu hóa giảm bớt áp lực và hoạt động hiệu quả hơn.
3. Ghi chép nhật ký dinh dưỡng
Người bệnh nên ghi lại các món ăn, thực phẩm có lợi và không có lợi cho hệ tiêu hóa. Từ đó lên thực đơn phù hợp mỗi ngày để tránh các triệu chứng nặng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
4. Hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng
Nếu cơ địa người bệnh dị ứng với đồ ăn, thức uống này thì có thể tìm một món ăn khác có hàm lượng dinh dưỡng tương đương để thay thế, tránh bị thiếu hụt dinh dưỡng.
5. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, nhất là những người bị đại tràng thể tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước.
II - Bị viêm đại tràng nên ăn gì?
Các dấu hiệu khó chịu của bệnh viêm đại tràng gây phiền toái đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người bị đại tràng nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hằng ngày. Người bệnh nên chú ý những loại thực phẩm sau đây:
1. Thực phẩm giàu Omega 3
Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, Omega 3 là hoạt chất có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Omega 3 tạo sức mạnh cho tế bào trong đường ruột và giảm triệu chứng viêm loét đại tràng.
Người mắc viêm đại tràng nên tích cực sử dụng các loại cá (cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…), dầu gan cá tuyết và các loại hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia.
2. Các loại rau, củ
Ăn nhiều rau củ, quả như rau ngót, rau muống, rau cải, khoai tây, bí, dưa chuột… bổ sung vitamin, dinh dưỡng có lợi cho tiêu hóa. Khách hàng ưu tiên chọn phần rau tươi non để có lợi cho sức khỏe.
3. Trái cây ít chất xơ
Các loại hoa quả ít chất xơ là câu trả lời hoàn hảo nhất cho vấn đề bị viêm đại tràng nên ăn gì. Theo đó, táo, bơ, chuối, dưa đỏ là những nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt, hợp với những người bị viêm loét đại tràng. Các loại trái cây này thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở đại tràng, nâng cao sức khỏe cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tuy nhiên bạn cần chú ý lượng đường và chất xơ trong táo có thể khiến bạn bị khó tiêu. Do đó cần sử dụng táo với hàm lượng khoa học để tránh gây phản ứng ngược cho sức khỏe.
4. Uống nhiều nước
Người bệnh uống đủ nước mỗi ngày đồng thời bổ sung các loại đồ uống lành mạnh như sinh tố, nước ép hoa quả… Các loại sinh tố, nước hoa quả chứa nhiều vitamin A, B, K, E rất tốt cho đường ruột và cải thiện tiêu hóa.
5. Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế sẽ dễ tiêu hóa hơn ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm bánh mì, gạo trắng, bột yến mạch ăn liền. Dòng ngũ cốc tinh chế giúp người bệnh đi ngoài đều đặn, hạn chế triệu chứng táo bón. Việc này giảm nguy cơ phát triển các túi nhỏ trong đại tràng.
6. Thịt nạc
Người bị viêm đại tràng nên ăn gì để hồi phục sức khỏe - thịt nạc. Thông thường, sau mỗi đợt viêm nhiễm, người bệnh đại tràng cần nạp vào cơ thể lượng protein bị thiếu hụt.
Việc ăn quá nhiều thịt đỏ hay nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa không phải là lựa chọn có lợi cho hệ tiêu hóa. Các bạn nên lựa chọn ăn những loại thịt nạc (thịt bò, thịt lợn thăn) hoặc gia cầm không da, chứa ít chất béo sẽ tốt hơn.
7. Trứng gà
Trứng gà là thực phẩm giàu protein, vitamin và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người viêm đại tràng có thể dung nạp tốt các chất ngay cả khi có các triệu chứng xuất hiện.
8. Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn
Sữa chua, thực phẩm lên men, đậu nành, các loại dưa cải muối thường chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Ăn thường xuyên giúp kiềm chế vi khuẩn gây hại, duy trì lượng vi khuẩn tốt ở mức tối đa trong đường ruột.
9. Bổ sung sữa đúng cách
Sữa là thức uống giàu dưỡng chất và có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, thành phần của sữa lại chứa lượng chất béo và đường lactose không tốt cho bệnh đại tràng.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, người bệnh có thể dùng sữa nhưng cần lựa chọn loại sữa không có chất béo, đường lactose hoặc chứa ít thành phần này.
Tốt nhất là chúng ta nên hạn chế sữa động vật, nên ưu tiên dùng sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa ngô, đậu nành, sữa tách béo.Ngoài ra, ưu tiên loại sữa có nguồn gốc thực vật: sữa đậu nành, sữa ngô, sữa yến mạch, sữa gạo, sữa tách béo…
Người mắc viêm đại tràng nên hạn chế dùng sữa và chế phẩm từ sữa động vật. Khi nấu nướng món ăn cho người bị đại tràng nên ưu tiên ăn đồ hấp, luộc hoặc kho; hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ.
III - Bị viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?
Sau khi đã xác định bị viêm đại tràng nên ăn gì? Những loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe đại tràng? Căn vứ vào thực đơn dinh dưỡng đó, người bệnh đủ sức chống chọi lại với bệnh tật. Bệnh cạnh đó, một số món ăn mà người viêm đại tràng cần hạn chế sử dụng như:
1. Tránh chất kích thích: cà phê, trà, sô cô la…
Bia rượu, nước ngọt, soda cùng một số những đồ uống chứa cafein… có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và làm tăng nặng chứng ợ hơi, ợ nóng.
Ngoài ra, món ăn từ chocolate hay nước trà, cà phê, chất tạo ngọt nhân tạo khiến bệnh viêm đại tràng trở nặng. Việc này khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương và hoạt động kém hiệu quả.
2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp
Người bị viêm loét đại tràng nên kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật, đồ ăn nhanh, chiên xào như xúc xích, dăm bông. gà rán, hamburger… Khi sử dụng nhóm đồ ăn này khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng và đi ngoài khó khăn.
3. Thực phẩm cay nóng như lẩu thái, mì cay, ớt, tiêu…
Thực phẩm cay nóng khiến cho niêm mạc đại tràng dễ bị kích ứng, gây tổn thương khiến các triệu chứng bệnh tăng nặng hơn. Các món ăn có vị cay nặng là nguyên nhân khiến bệnh viêm đại tràng diễn biến trầm trọng hơn.
4. Những loại hải sản chưa được nấu chín kỹ, thực phẩm sống
Hải sản tươi sống tôm, cua, lươn, gỏi… hay các loại hải sản chưa được nấu kỹ đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn ký sinh ở đó.
Dù có ngon miệng và hấp dẫn nhưng người bệnh viêm đại tràng nên hạn chế sử dụng. Các đồ ăn sống là tác nhân gây nên bệnh lý viêm đại tràng và khiến người bệnh xuất hiện cảm giác khó chịu nhất là người bị đại tràng lâu năm.
5. Đồ ăn nhiều đường
Thực phẩm có hàm lượng đường fructose (đường trong trái cây) có nhiều trong hoa quả, mật ong, siro, đồ ngọt nhân tạo… không tốt cho sự trao đổi chất của cơ thể.
Đối với người mắc bệnh đại tràng thì việc hấp thụ đường fructose diễn ra bình thường. Việc sử dụng đường fructose mất kiểm soát sẽ dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi.
6. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ rất cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa song cần ăn với một lượng vừa phải, nạp quá nhiều chất xơ sẽ gây chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu
Mọi người nên hạn chế các loại rau giàu chất xơ như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, cà rốt, củ cải đường, ngũ cốc, bỏng ngô…
7. Thực phẩm nhiều thịt đỏ, protein
Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo làm tăng nguy cơ bị các khối u trực tràng so với người bình thường
Ngoài chế độ ăn uống, người bị viêm đại tràng cần có chế độ làm việc, sinh hoạt phù hợp
- Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giấc.
- Không nên ăn uống quá no, ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kỹ.
- Hạn chế thức khuya.
- Tránh căng thẳng, stress…
- Vận động thể chất hằng ngày vừa tốt cho đường ruột, phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa.
- Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý; người bị viêm đại tràng nên dùng thêm sản phẩm để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, ổn định đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng tái phát thường xuyên khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Do đó vấn đề người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì giúp họ xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý nhất. Việc lựa chọn các loại thực phẩm nạp vào cơ thể khoa học là cách tốt nhất để cải thiện triệu chứng bệnh đại tràng và nâng cao giá trị cuộc sống.