Vì sao ăn xong bị đau dạ dày - 5 cách khắc phục hiệu quả

01-11-2023 06:32:39

Đau dạ dày sau khi ăn là những cơn đau xuất hiện chủ yếu tại vùng bụng trên. Mức độ đau của bệnh lý này có thể tiến triển từ nhẹ đến cấp tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu căn nguyên gây đau dạ dày sau ăn qua bài viết sau!

I - Nhận biết cơn đau dạ dày sau khi ăn

Ăn xong bị đau dạ dày là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân khi xuất hiện cơn đau dồn dập ở vùng thượng vị khiến cơ thể mệt mỏi. Bạn có thể nhận biết bản thân đang bị đau dạ dày sau ăn hay dựa trên 2 dấu hiệu cụ thể dưới đây:

Đau bụng vùng thượng vị

Người bệnh trải qua cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ngay sau khi kết thúc buwaax ăn. Việc này bắt nguồn từ việc axit trong dạ dày gia tăng để tiêu hóa thức ăn dẫn đến niêm mạc dạ dày chịu tổn thương lớn. Cơn đau kéo dài khoảng 30 phút kèm theo biểu hiện nóng rát thượng vị, tức ngực...

Cảm giác buồn nôn hoặc nôn

Đau dạ dày sau khi ăn còn xảy ra biểu hiện buồn nôn hoặc nôn ngay lập tức. Khi nôn xong bệnh nhân sẽ không có cảm giác căng tức ở bụng, cơn đau dạ dày thuyên giảm nhanh.

Tuy nhiên việc nôn liên tục sau ăn khiến cơ thể mất nước và chất điện giải cần thiết. Vậy nên cần tăng cường uống nước sau khi nôn để tránh mệt mỏi, hoa mắt kéo dài.

Lưu ý: Nếu ăn xong bị đau dạ dày kèm dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội như có dao đâm, cơ thể mất nước nghiêm trọng, bị tiêu chảy nặng hoặc bị nôn ngay sau khi uống các chất lỏng, bạn cần đi khám ngay lập tức.

 

Người sau khi ăn xuất hiện cơn đau khó chịu ở vùng thượng vị

II - Tại sao ăn xong bị đau dạ dày?

Đau dạ dày sau ăn có thể do các bệnh nền liên quan đến tiêu hóa mà người bệnh đang mắc phải. Ngoài ra đau dạ dày khi ăn xong còn bắt nguồn từ các lý do dưới đây:

1. Nguyên nhân từ y tế gây đau dạ dày sau khi ăn

Dạ dày khó chịu sau khi ăn có thể liên quan đến những chứng bệnh tiềm ẩn của đường tiêu hóa. Dưới đây là những bệnh lý khiến dạ dày dễ bị kích thích sau ăn:

  • Viêm ruột: Các bệnh viêm ruột thường gặp như viêm loét vùng đại trực tràng, bệnh Crohn… đều tác động tiêu cực đến thành ruột và ống tiêu hóa, dẫn đến những cơn đau tại dạ dày, nhất là mỗi khi ăn no.
  • Viêm loét dạ dày: Đó là khi dạ dày của người bệnh bị tổn thương với những vết loét sâu tại khu vực niêm mạc. Điều này khiến cho khi thức ăn đi vào, các vết loét nhanh chóng bị kích thích, làm cho vùng thượng vị đau nhức…
  • Căn bệnh dạ dày cấp: Khi mắc bệnh, vùng niêm mạc nằm tại vị trí trên cùng trong dạ dày sẽ có biểu hiện bị xước hoặc sưng. Hệ lụy kéo theo là người bệnh dễ bị đau khi đói bụng hoặc là sau ăn. Các cơn đau thường diễn ra đột ngột, gây đau dữ dội khiến người bệnh khó chịu.
  • Do hội chứng ruột bị kích thích: Tình trạng này xảy ra khi chức năng đường ruột bị rối loạn, gây đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội sau ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị chướng bụng khi mắc hội chứng ruột bị kích thích.
  • Ung thư dạ dày: Ăn xong bị đau dạ dày cũng có thể là một dạng cảnh báo của những căn bụng ung thư dạ dày hoặc tuyến tụy. Khi ấy, người bệnh có thể gặp thêm một số biểu hiện bệnh khác như sụt cân, khó tiêu…

 

Những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa khiến người bệnh khó chịu sau ăn

2. Đau dạ dày sau ăn do thực phẩm

Đau dạ dày sau khi ăn không chỉ đến từ các nguyên nhân bệnh lý mà có thể khởi phát do cách ăn uống không hợp lý của người bệnh. Dưới đây chính là những thực phẩm làm tăng nguy cơ đau dạ dày:

  • Ăn thực phẩm nhiều axit: Chúng sẽ làm mật độ axit bên trong dạ dày, khiến cơ thể dễ bị trào ngược do kích thích. Các loại đồ ăn thuốc danh sách chứa tính axit cao là dứa, chanh… nên sử dụng với mức độ phù hợp nhất.
  • Ăn quá no: Dung nạp quá nhiều thức ăn trong thời gian ngắn sẽ làm dạ dày phải hoạt động với cường độ mạnh trong thời gian ngắn. Khi điều này lặp lại thường xuyên khiến chức năng dạ dày suy yếu, dễ khiến ăn xong bị đau dạ dày.
  • Dị ứng thực phẩm: Cơ địa mỗi người đều có thể bị dị ứng với một số thực phẩm bất kỳ. Khi ấy, bạn chỉ cần ăn một lượng nhỏ thức ăn cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây hại. Quá trình này rất dễ gây đau dạ dày sau khi ăn.
  • Uống quá nhiều đồ uống chứa cồn: Các thực phẩm này sẽ tác động tiêu cực tới niêm mạc, làm bào mòn niêm mạc. Chính điều đó khiến người bệnh dễ gây nên những cơn đau dữ dội sau mỗi lần ăn.
  • Dùng nhiều đồ ăn chứa khí tồn đọng ở bao tử: Những thực phẩm có thể gây đầy bụng như hành… không nên dung nạp quá nhiều. Vì chúng có thể tích tụ hơi bên trong dạ dày, gây chướng bụng hoặc đau dạ dày.

 

Dùng nhiều đồ uống có cồn, chứa chất kích thích khiến dạ dày khó chịu sau ăn

3. Ăn xong bị đau dạ dày do nguyên nhân khác

Người dạ dày khó chịu sau khi ăn ngoài các lý do liên quan đến bệnh lý thì các lý do về sinh lý cũng tác động trực tiếp đến vấn đề này. Vì thế đối tượng nằm trong trường hợp dưới đây dễ bị ăn xong đau dạ dày:

  • Táo bón: Những người mắc bệnh thường khó đi đại tiện, cơ thể ăn uống không tiêu và hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết. Lúc này, việc hệ tiêu hóa nỗ lực đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau bụng.
  • Béo phì: Những người béo được cho là dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến dạ dày hơn những người bình thường. Họ hay phải đối mặt với các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, viêm loét dạ dày…
  • Căng thẳng, áp lực: Tâm lý stress trong thời gian dài cũng được nhận định là một nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn. Những cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh không thể kiểm soát tâm trạng của bản thân.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc tân dược: Đây là một dạng tác dụng phụ khi dùng thuốc tây y, khiến dạ dày bị kích ứng sau khi người bệnh ăn no.

 

Tinh thần căng thẳng kéo dài khiến dạ dày đau sau ăn

III - Các biến chứng của đau dạ dày sau khi ăn

Dựa vào các lý do khiến người bệnh ăn xong bị đau dạ dày mà cơ thể sẽ phát sinh nhiều hệ lụy không mong muốn. Dưới đây là những phản ứng nghiêm trọng bạn nên biết gồm:

  • Người bệnh đau dạ dày sau ăn do dị ứng thực phẩm nghiêm trọng sẽ bị sốc phản vệ hoặc ngừng thở.
  • Các bệnh lý về trào ngược, loét dạ dày dễ phát sinh những thương tổn ở thực quản gây khó nuốt, chảy máu trong hoặc dạ dày bị nhiễm trùng.
  • Đau dạ dày sau ăn liên quan đến bệnh Crohn dễ bị tắc ruột, lỗ rò và gia tăng ung thư ruột kết.
  • Đối với chứng đau dạ dày sau ăn do viêm mật, tụy dễ biến chứng thành nhiễm trùng huyết, hoại tử tại cơ quan mật, tụy.

Vì vậy khi xác định chính xác lý do gây nên cơn đau bao tử sau ăn thì người bệnh cần có hướng xử lý nhanh chóng. Điều này giúp người bệnh ổn định thể chất, đời sống sinh hoạt không bị tác động nghiêm trọng.

IV - Ăn xong bị đau dạ dày nên làm gì?

Những cơn đau dạ dày thường gây nên cho người bệnh rất nhiều phiền toái. Thậm chí, tình trạng này diễn ra thường xuyên còn là báo hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, bạn nên chủ động khắc phục cơn đau dạ dày sau ăn, bằng cách:

1. Vận dụng mẹo giảm đau từ dân gian

Để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị đau dạ dày sau ăn, bạn có thể áp dụng những mẹo dân gian (lưu ý các phương pháp này chỉ có tác dụng xoa dịu cơn đau, không có khả năng điều trị bệnh), bao gồm:

  • Chườm nóng: Sử dụng khăn ấm để chườm ở vùng bụng là một cách khá phổ biến để làm giảm cảm giác đau tức tại khu vực dạ dày sau khi ăn. Bạn có thể đặt khăn trong khoảng 10 phút đến khi cảm thấy cơn đau giảm dần.
  • Uống các loại trà thảo dược: Một số loại trà từ các thảo dược như hoa cúc, gừng… nên dùng cho người đau dạ dày sau khi ăn, giúp hỗ trợ chống viêm, giảm co thắt dạ dày hiệu quả.
  • Massage bụng: Với những người thường xuyên ăn xong bị đau dạ dày, bạn có thể thực hiện hoạt động massage bụng khoảng 10 - 15 phút sau ăn để giảm căng tức bụng.

 

Massage bụng theo chiều kim đồng hồ để giảm cơn đau nhanh chóng

2. Dùng thuốc để giảm đau dạ dày sau ăn

Để khắc chế trạng thái ăn xong bị đau dạ dày, nhiều người lựa chọn các loại thuốc tây giúp giảm đau tức thời. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tân dược không theo chỉ định có thể gây ra tác dụng phụ và không thể làm giảm được nguy cơ tái phát bệnh.

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau dạ dày chính là giải quyết căn nguyên gốc rễ gây bệnh, đặc biệt là với ai bị tổn thương ở khu vực niêm mạc dạ dày.

Theo Đông y, cơ địa dạ dày suy yếu là căn nguyên chính gây nên những bệnh lý dạ dày, gây nên những triệu chứng bất thường như trào ngược, ợ hơi, đau dạ dày sau khi ăn… Khi cơ địa dạ dày ngày càng suy yếu, những biểu hiện này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và diễn biến bệnh cũng nặng nề hơn.

Đó chính là lý do việc cải thiện chức năng cho cơ địa dạ dày được coi là phương thức tốt nhất để ngăn ngừa đau dạ dày tái phát. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp Đông y trên thị trường rất khó kiểm soát hiệu quả và độ an toàn.

Chỉ có duy nhất viên uống dạ dày của Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của dược phẩm Nhất Nhất mới đem đến hiệu quả thực sự. Sản phẩm đem đến tác dụng rõ rệt chỉ sau 10 - 25 ngày sử dụng, có hiệu quả cả với những ca nặng, tái phát nhiều năm.

Viên uống được bào chế theo công thức tuyệt mật trong “quốc bảo” Ngự y mật phương - Tuyển tập bài thuốc cực quý hiếm chỉ dành cho vua chúa thời xưa. Sau đó được các chuyên gia của Nhất Nhất nghiên cứu, sản xuất theo dây chuyền hiện đại, đảm bảo sự an toàn cho người dùng.

V - Cách hạn chế bệnh đau dạ dày sau khi ăn

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra hiện tượng đau dạ dày sau ăn thì bệnh nhân có thể tìm cách phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia dành cho người bệnh hay bị đau dạ dày sau ăn:

1. Chọn thực phẩm khoa học

Chế độ ăn uống là chìa khóa quan trọng giúp người bệnh hạn chế hiện tượng ăn xong bị đau dạ dày. Vì thế để bảo vệ niêm mạc dạ dày và tránh biến chứng nguy hiểm thì người bệnh nên khéo léo trong việc lựa chọn, chế biến món ăn.

1.1 Các món ăn nên sử dụng

Để cải thiện và hạn chế cơn đau dạ dày sau khi ăn thì người bệnh nên biết cách sắp xếp dinh dưỡng khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người đau bao tử:

  • Ngũ cốc và các loại đậu: Nhóm thực phẩm tăng cường chất xơ, chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. Trong ngủ cốc và đậu có nhiều tinh bột dễ tiêu hóa, giảm axit tiết nhiều tại dạ dày. Vì vậy người bệnh nên dùng bột yến mạch, vừng đen, gạo lứt, đậu nành...
  • Thực phẩm có chất béo lành mạnh: Đây là nhóm nguyên liệu tồn tại ở dạng lỏng giúp ngăn ngừa cholesterol xấu và kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày cực tốt.
  • Món ăn chứa protein tốt: Bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành có nhiệm vụ sản sinh nhiều axit amin để cơ thể hồi phục vết loét nhanh chóng.
  • Cần tây, hành tây: Loại rau chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, chất hạn chế gốc tự do giúp đẩy lùi chứng trào ngược, ợ nóng và thúc đẩy hệ tiêu hóa vận hành tốt.

 

Tạo dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho người đau dạ dày

1.2 Nhóm thực phẩm nên tránh xa

Đau dạ dày sau khi ăn còn do việc sử dụng nhiều loại thực phẩm gây tổn thương niêm mạc và tăng sinh axit dạ dày. Do đó để tránh ăn xong bị đau dạ dày bạn không nên sử dụng đồ ăn, thức uống dưới đây:

  • Đồ ăn gây tổn hại niêm mạc dạ dày: Các loại gia vị cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn làm sẵn hay rượu, bia, cà phê dễ tiếp xúc với ổ viêm và tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày nhanh chóng.
  • Thực phẩm làm tăng axit dạ dày: Trái cây hoặc rau củ muối chua như chanh, sấu, giấm, cơm mẻ... có lượng axit lớn khiến vết viêm loét trong niêm mạc trở nên trầm trọng.
  • Thực phẩm sinh hơi, chứa khí: Bao gồm giá đỗ, rau hẹ, hành, mì ăn liền, nước có ga... gây cảm giác khó chịu, chướng bụng và phát triển nên tình trạng trào ngược, ợ hơi khó chịu.
  • Đồ ăn tái, sống: Bao gồm sushi, tiết canh... tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn có hại dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
  • Món ăn chế biến quá nóng hay quá lạnh: Đồ ăn quá nóng gây bỏng rát dạ dày khiến vết nhiễm trùng lan rộng tác động đến sức khỏe. Đồ ăn quá lạnh dễ nhiễm vi khuẩn trong không khí và khiến dạ dày phải hoạt động liên tục.

1.3. Cách chế biến món ăn tốt cho dạ dày

Bên cạnh chọn lựa món ăn thì nguyên tắc chế biến cũng tác động đến việc có bị đau dạ dày sau khi ăn. Vì thế người mắc bệnh dạ dày nên thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Ưu tiên món ăn mềm, lỏng: Món ăn như canh, soup, cháo... có kết cấu mềm, dễ hấp thu từ đó giảm tiết dịch vị axit và tránh vết loét dạ dày lan rộng.
  • Món ăn phải thái nhỏ, nấu chín kỹ: Đồ ăn nên cắt nhỏ và nấu chín mềm sẽ thuận tiện cho quá trình phân giải thức ăn để giảm áp lực đến hệ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày: Việc này có mục đích tránh cho dạ dày bị rỗng để tạo cơ hội cho chất có hại làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Lựa chọn món hấp, luộc, hấp: Cách chế biến thanh đậm, ít gia vị giúp cơ thể không thu nạp nhiều nguyên liệu cay nóng. Mặt khác món ăn được luộc, hấp, ninh sẽ mềm, dễ tiêu làm giảm trọng tải nặng nề lên vùng dạ dày.

 

Các món ăn có kết cấu mềm hạn chế kích thích từ dạ dày

2. Vận động nhẹ nhàng sau ăn

Đau dạ dày sau khi ăn được cải thiện nhanh chóng khi người bệnh biết cách vận động phù hợp. Vì thế ngay sau kết thúc bữa ăn bạn cần di chuyển nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập không tốn sức. Việc này giúp lượng thức ăn trong cơ thể nhanh tiêu và hỗ trợ chức năng tiêu hóa tốt nhất.

Ngoài ra, đừng quên cân bằng tâm trạng của chính mình, hạn chế để bản thân bị căng thẳng trong thời gian dài. Tinh thần thoải mái đi kèm với chế độ nghỉ ngơi phù hợp giúp phòng ngừa trạng thái ăn xong bị đau dạ dày.

3.  Hạn chế đi tắm ngay sau khi ăn

Người bệnh đau dạ dày đi tắm ngay sau khi kết thúc bữa ăn là việc làm mắc sai lầm lớn. Sau khi ăn, hệ thống mạch máu sẽ tập trung tại bao tử để tiêu hao thực phẩm, nếu tắm sẽ làm thức ăn bị ứ đọng và phát sinh trào ngược.

Cụ thể khi tắm nước lạnh, người bệnh cần vận động nhiều để cân bằng thân nhiệt. Khi đó hệ thống mạch máu "bắt buộc" lưu chuyển đến vùng mô và da để đảm bảo nhiệt độ cơ thể. Hậu quả khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoán gây hiện tượng đau dạ dày sau khi ăn.

Ngược lại khi tắm nước nóng sẽ khiến mao mạch máu giãn nở, máu sẽ lưu động đến mọi cơ quan. Lúc này dạ dày không đủ sức để tiêu hao thức ăn sẽ xuất hiện cảm giác chướng bụng, khó tiêu.

 

Không nên tắm để tránh đau dạ dày sau khi ăn

4. Không nằm hoặc ngủ khi kết thúc bữa ăn

Nằm hoặc ngủ sau khi ăn no khiến thức ăn bị đình trệ và tăng tần suất co bóp từ dạ dày. Lâu dần sẽ khiến người bệnh phát sinh chứng trào ngược thực quản, đầy hơi, viêm loét nghiêm trọng.

5. Không ăn trái cây sau khi ăn no

Hiện nay nhiều gia đình có xu hướng sau khi ăn sẽ dùng hoa quả để tráng miệng, diệt khuẩn ruột. Ăn hoa quả có lợi cho niêm mạc dạ dày khi dùng sau bữa ăn phụ hoặc sau bữa chính ít nhất 1 - 2 giờ.

Vì vậy để ăn xong bị đau dạ dày thì người bệnh không nên dùng hoa quả ngay khi kết thúc bữa ăn. Hàm lượng hoa quả, thức ăn xuất hiện trong dạ dày cùng lúc khiến chúng vận hành khó khăn, vất vả hơn. Thậm chí nhóm trái cây giàu axit như cam, quýt, bưởi khiến axit dạ dày tăng cao khiến vết loét trở nên trầm trọng.

6. Không hút thuốc khi vừa kết thúc bữa ăn

Thuốc lá chứa nhiều chất độc gây tổn hại đến sức khỏe mà người bệnh nên tránh. Nếu hút thuốc trước và sau khi ăn khiến chất độc dễ thấm thấu vào cơ quan nội tạng trong đó có dạ dày.

Lúc này dạ dày và ruột cần động lực lớn để tiến hành co bóp, chuyển hóa thức ăn. Nếu cơ thể thu nạp cả thực phẩm kèm khói thuốc gây hiện tượng đau dạ dày sau khi ăn và phát sinh biến chứng nguy hiểm.

 

Hạn chế hút thuốc lá sau ăn để tránh dạ dày hấp thu các chất có hại đến cơ thể

7. Không uống nhiều nước khi ăn no

Dạ dày sau ăn chứa lượng thức ăn lớn nên cần thời gian để tiêu hóa, biến đổi thực phẩm thành chất cần thiết cho cơ thể. Nhiều người cho rằng sau ăn nên uống nhiều nước để quá trình chuyển hóa thức ăn trơn tru, linh hoạt. Tuy nhiên uống nhiều nước thời điểm này khiến bụng bị chướng, căng tức khó chịu.

Đau dạ dày sau khi ăn xong bữa sáng hoặc bữa tối gây ra phiền toái lớn đến sức khỏe, sinh hoạt người bệnh. Căn cứ vào thời điểm cơn đau hình thành mà bệnh nhân cần thăm khám tại cơ sở uy tín để tìm ra lý do gây bệnh. Từ đó người bệnh sẽ dựa trên phác đồ chữa trị của bác sĩ để triệu chứng nhanh hồi phục.

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //