Vạch trần các nguyên nhân dẫn tới đau nhức khớp khuỷu tay
Đau nhức khớp khuỷu tay là hiện tượng cả người trẻ và người cao tuổi đều có khả năng gặp phải. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới đau nhức khớp khuỷu tay và giải pháp khắc phục.
Đau nhức khớp khuỷu tay gây cản trở trong hoạt động bình thường
Cấu trúc của khuỷu tay
Khớp khuỷu tay cho phép chúng ta ném, nhấc, xoay và ôm mọi đồ vật. Bạn có thể làm được nhiều hoạt động khi xoay khớp khuỷu tay bởi đây là một khớp nối khá phức tạp. Chính vì thế việc bị đau khớp khuỷu tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khuỷu tay là một khớp được hình thành bởi 3 vùng xương nhô ra, là nơi mà các gân bám vào. Đây là khớp kết nối của 3 xương: xương cánh tay, xương quay, xương trụ.
Mỗi xương có sụn ở đầu, giúp trượt vào nhau và hấp thụ các cú sốc. Chúng được gắn vào các vị trí bằng các mô cứng được gọi là dây chằng. Gân kết nối xương với các cơ để cho phép di chuyển cánh tay theo những cách khác nhau.
Nếu bất kỳ điều gì xảy ra với các bộ phận ảnh hưởng tới khớp tay bao gồm cả các dây thần kinh và mạch máu ở xung quanh, sẽ gây ra đau nhức khớp khuỷu tay.
Cấu trúc của khớp khuỷu tay
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới đau nhức khớp khuỷu tay
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau khớp khuỷu tay:
Chấn thương
Thông thường một số chấn thương chỉ xảy ra một lần, chẳng hạn như khi bị ngã hoặc va chạm mạnh trong khi chơi thể thao, hoạt động mạnh gây ra:
- Trật khớp khuỷu tay: Khi một trong những xương trong khớp khuỷu tay bị văng ra khỏi vị trí sẽ gây ra trật khớp khuỷu tay. Một trong những nguyên nhân phổ biến là đưa tay ra để chống khi bị ngã. Tình trạng này cũng xảy ra với trẻ mới biết đi khi người lớn dắt trẻ bằng cẳng tay. Nếu bạn cho rằng con bạn bị trật khớp khuỷu tay hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay tức thì.
- Gãy khuỷu tay: Gãy khuỷu tay là do bị ngã đột ngột, bị chấn thương do chơi thể thao hoặc bị tai nạn. Nếu nghi ngờ bị gãy khuỷu tay thì nên tới bác sĩ khám khẩn cấp tránh để biến chứng về sau.
- Bong gân: Do những tổn thương ở dây chằng khuỷu tay dẫn tới bong gân.
Bạn có thể bị căng cơ khi tạo áp lực quá lớn lên cơ khuỷu tay, như khi nâng vật nặng hoặc tập thể thao quá sức.
Bong gân khuỷu tay thường gặp ở các vận động viên ném bóng, sử dụng vợt hoặc chơi các môn thể thao đối kháng.
Khi bị bong gân và căng cơ thì chỉ cần nghỉ ngơi, chườm đá để giảm bớt đau khớp khuỷu tay. Sau khi hết đau, bạn có thể tập các bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh giúp cho khớp tay có khả năng hoạt động bình thường.
Hao mòn khớp khuỷu tay
Hao mòn ở khớp gây ra đau nhức khuỷu tay
Các chấn thương xảy ra theo thời gian, khi lặp đi lặp lại một số hoạt động nhất định và gây ra hao mòn ở khuỷu tay. Bạn có thể bị chấn thương khi chơi thể thao hoặc trong bất kỳ môi trường làm việc nào từ nhà máy cho tới văn phòng. Cụ thể:
- Viêm bao hoạt dịch: Nguyên nhân là thực hiện lặp đi lặp lại một động tác, tai nạn hoặc nhiễm trùng. Trong khớp có các túi nhỏ chứa chất dịch ở bên trong, giúp đệm cho xương, gân và cơ bắp. Túi dịch khớp này giúp cho da trượt qua xương mà không đau đớn. Tuy nhiên nếu bị viêm bao hoạt dịch sẽ dẫn tới sưng đau khớp khuỷu tay. Tình trạng này cần điều trị bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và triệu chứng sẽ giảm trong vài tuần.
- Viêm gân khuỷu tay: Là tổn thương các gân xung quanh khuỷu tay do hoạt động quá mức.
- Chèn ép dây thần kinh: Bạn đã từng nghe tới hội chứng ống cổ tay, khi một dây thần kinh qua cổ tay bị chèn ép gây ra một số vấn đề với cổ tay và cánh tay. Vấn đề tương tự cũng có thể xuất hiện ở khuỷu tay.
- Gãy xương do áp lực: Khi hoạt động tay quá mức có thể xuất hiện vết nứt nhỏ ở một trong các xương cánh tay. Đối với các vận động viên cần phải ném nhiều như bóng chày có thể bị bóng đập vào tay mạnh thì có thể bị đau nhức khuỷu tay do nứt gãy xương.
Mắc bệnh xương khớp
Bị đau nhức khớp khuỷu tay cũng có thể xuất phát từ một số bệnh xương khớp cho dù đây không phải là triệu chứng chính. Có thể kể tới như:
- Viêm khớp: Có nhiều loại viêm khớp có thể gây đau nhức khớp khuỷu tay, tuy nhiên có hai loại chính là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.
Viêm khớp dạng thấp là loại viêm khớp thường gây đau nhức khớp khuỷu tay. Khi mắc bệnh này, hệ miễn dịch sẽ tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể và gây sưng khớp. Tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay theo thời gian gây đau nhức, cứng do các xương tiếp xúc ở khuỷu tay cọ xát vào nhau.
- Bệnh gút: Là một loại bệnh viêm khớp. Axit uric, một chất thường được thải ra khỏi cơ thể, tích tụ lại dưới dạng tinh thể trong các mô. Nếu chất này tích tụ ở khuỷu tay sẽ gây ra đau nhức khuỷu tay.
- Lupus: Một bệnh mà hệ miễn dịch tự tấn công các bộ phận khỏe mạnh của cơ thể, bao gồm cả các khớp và các cơ quan khác. Bệnh thường ảnh hưởng tới bàn tay, bàn chân nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề với khớp khuỷu tay.
Khi nào đau nhức khớp khuỷu tay trở nên nguy hiểm?
Nếu nghi ngờ gãy xương tay cần đi khám ngay lập tức
Hầu hết các trường hợp bị đau khuỷu tay đều tự thuyên giảm hoặc có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay nếu như:
- Đau khuỷu tay không cải thiện sau hai tuần uống thuốc giảm đau và để tay nghỉ ngơi.
- Có cảm giác ngứa ran, tê hoặc yếu ở cánh tay hoặc bàn tay.
Một số trường hợp liên quan tới chấn thương thì cần đưa ngay tới khoa cấp cứu của bệnh viện khi:
- Xuất hiện thêm các triệu chứng như đau dữ dội khiến không thể cử động cánh tay, sưng tấy, sốt, nóng và đỏ. Đây có thể là dấu hiệu tay bị nhiễm trùng.
- Nghi ngờ gãy xương khuỷu tay – tai nạn này xảy ra khi gặp phải chấn thương ở vùng khuỷu tay. Gãy xương sẽ rất đau đớn kèm theo bầm tím và sưng tấy.
Cách xử lý để khắc phục cơn đau nhức khớp khuỷu tay
Nên kết hợp một số phương pháp để giúp giảm đau khớp khuỷu tay
Một số phương pháp giúp giảm đau khuỷu tay tại nhà hiệu quả bạn có thể áp dụng gồm:
Thay đổi cách thức chuyển động tay
Đầu tiên bạn cần làm sau khi bị đau khuỷu tay là thay đổi hoặc ngừng bất cứ chuyển động nào có thể khiến cho tình trạng đau khuỷu tay trở nên tệ hơn. Các đợt bùng phát cơn đau khớp khuỷu tay có thể được giảm bớt bằng cách tránh chuyển động khuỷu tay vào một số vị trí nhất định.
Nếu bạn có công việc liên quan tới các hoạt động phải lặp đi lặp lại như thợ sơn, thợ điện thì cần thay đổi vị trí công việc một thời gian. Hoặc nên hỏi ý kiến chuyên gia về cách thay đổi các động tác chuyển động khuỷu tay để vết thương nhanh lành.
Thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol có thể giúp giảm đau hiệu quả. Bạn nên sử dụng thuốc giảm đau bất cứ khi nào bạn cần, nhưng tốt nhất nên dùng thuốc trước khi cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Thuốc chống viêm là một nhóm thuốc có thể giúp giảm đau, chống viêm. Một loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến là ibuprofen. Đây là thuốc không kê đơn và có thể mua ở hiệu thuốc.
Nẹp khuỷu tay
Nẹp hỗ trợ sẽ giúp giảm bớt áp lực ở khớp khuỷu tay
Đối với một số người bị đau nhức khớp khuỷu tay thì cần phải sử dụng tới thanh nẹp để hỗ trợ và giảm bớt áp lực ở khuỷu tay khi thực hiện một số hoạt động. Bạn nên tới bác sĩ để thực hiện nẹp cố định để giảm đau và hỏi họ về thời gian phải dùng nẹp kéo dài bao lâu.
Chườm ấm và chườm lạnh
Đặt túi chườm nóng hoặc nước đá lên vùng khuỷu tay bị đau trong vòng 10 – 15 phút sau vài giờ có thể giúp làm dịu cơn đau. Nên sử dụng miếng lót trước khi áp phần nước đá hoặc chai nước nóng lên da để không gây bỏng hoặc kích ứng da.
Nhiệt độ cao sẽ kích thích máu lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể, giúp làm dịu tình trạng cứng khớp, khuyến khích phục hồi các mô bị tổn thương và giảm đau. Tuy nhiên, không được chườm nóng khuỷu tay nếu đang bị sưng tấy hoặc khi bạn vừa bị chấn thương vì có thể khiến cho tình trạng này trở nên tệ hơn.
Chườm nước đá giúp làm giảm lưu lượng máu tới một phần cơ thể và có thể giúp làm giảm sưng tấy.
Bài tập khuỷu tay
Để ngăn khớp khuỷu tay bị cứng và cơ cánh tay yếu đi, tốt nhất là không nên giữ nguyên trạng thái trong một thời gian dài. Hãy luyện một số bài tập tay nhẹ nhàng khi cơn đau bắt đầu giảm. Các bài tập đơn giản sẽ giúp phục hồi phạm vi chuyển động, duy trì sức mạnh và giảm tình trạng cứng khớp.
Sử dụng bài thuốc Xương khớp Đông y trị đau nhức khớp khuỷu tay do viêm xương khớp
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp xử lý cơn đau tại nhà thì khi bị đau nhức khớp khuỷu tay xuất phát từ viêm xương khớp, bạn có thể tham khảo phương pháp chữa bệnh từ thuốc Đông y. Bởi sử dụng bài thuốc Đông y vừa không gây tác dụng phụ, không gây nhờn như thuốc Tây lại có hiệu quả bền vững, lâu dài.
Từ bài thuốc Xương khớp bí truyền, các chuyên gia đã chuyển giao cho nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm thuốc có dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp Đông y có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp vừa giúp trị đau nhức khuỷu tay lại vừa phòng bệnh tái phát. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤTNhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |