Uống nước tiểu của trẻ dưới 10 tuổi: Bài thuốc đông y ít người biết
Theo nguyên lý bài tiết, nước tiểu là loại nước bỏ đi, mất vệ sinh và có chứa độc tố gây hại… Tuy nhiên, các chuyên gia Đông y, Tây y có những kiến giải bất ngờ.
Nước tiểu trẻ em có tác dụng tốt cho phụ nữ
Lương y Nguyễn Huy (Hà Nội) khẳng định: Nước tiểu là một vị thuốc quý, đơn giản, không tốn kém mà từ ngàn đời nay cha ông ta đã sử dụng. Mãi sau này, người ta cho rằng dùng nước tiểu mất vệ sinh nên con người thời hiện đại mới bỏ không dùng nữa.
Ông chia sẻ: ngày tôi còn nhỏ, bố tôi cứ buổi sáng lại bắt tôi tiểu vào cái bát rồi cụ uống. Ngày ấy tôi không hiểu, cứ thấy “ghê ghê”, sau này tôi mới biết nước tiểu có thể dùng để chữa rất nhiều bệnh nếu biết vận dụng đúng người, đúng bệnh”.
Theo lương y Nguyễn Huy, ông là người kiểm nghiệm và từng dùng đến nước tiểu để tự cứu mình trong một vụ tai nạn. Cách đây vài năm, ông bị ngã xe trong đêm giao thừa. Lúc đó, ông cảm thấy tứ chi tê dại và buồn ngủ. Theo kinh nghiệm người làm thuốc, ông biết mình sắp ngất đến nơi nên bấm vào huyệt nhân trung để giữ thần trí tỉnh táo.
"Sau khi được người thân đưa về nhà, tôi bảo con tiểu ra một cái bát và giã vào đó mấy miếng gừng tươi chắt nước để uống ngay. Sau khi uống thứ nước đó, tôi thấy cơ thể tạm ổn và ngủ một giấc. Sáng mai tỉnh dậy, tôi mới biết ngực trái bị nguyên cái ghi đông xe đập vào.
Sở dĩ, tôi bảo con cho uống nước tiểu trong thời khắc nguy hiểm ấy vì biết trong nước tiểu có Amoniac, có tác dụng chống sốc rất tốt, làm cho người ta tỉnh nhanh và có thể dùng nó để cấp cứu”, ông Huy chia sẻ.
Nước tiểu rất tốt cho phụ nữ
Lương y cũng cho biết, có rất nhiều vị thuốc trong Đông y được tẩm bằng nước tiểu. Ví dụ như bài “Tứ chế” nổi tiếng chữa bệnh xoang. “Tứ chế” tức là chia mẻ thuốc làm 4 phần: 1 phần để sống, 1 phần sao,1 phần tẩm rượu, 1 phần tẩm nước tiểu.
Phần tẩm nước tiểu làm bằng cách phơi khô, ngâm nước tiểu 1 đêm, rồi lại phơi khô. Cứ như thế làm đi làm lại 3 lần rồi mới đem sao vàng trộn lại với 3 phần thuốc kia.
Hay vị thuốc “Nhân trung bạch”, chính là cặn nước tiểu, dùng để chữa một số bệnh nội tiết. Ngoài ra, loại thuốc nhỏ mắt lông ngỗng của các cụ ngày xưa cũng có một phần nước tiểu.
“Đặc biệt, phụ nữ mới sinh sau khi sạch huyết uống 1-2 tháng nước tiểu sẽ thấy tác dụng tốt. Nước tiểu dùng để uống phải là nước tiểu trẻ con dưới 10 tuổi, bỏ đầu bỏ cuối lấy phần nước tiểu giữa lúc trẻ đang tiểu. Mỗi lần 1 bát, bỏ mấy lát gừng càng tốt.
Việc uống nước tiểu nên thực hiện vào sáng sớm hoặc tối muộn trước khi đi ngủ, uống khoảng 300 ml", lương y Huy chia sẻ thêm.
Theo ông Huy, nước tiểu có tác dụng phục hồi chức năng cho sản phụ, thực chất là phục hồi nội tiết sản phụ, giúp thận khỏe, chức năng sinh sản không bị tổn thương, chống bệnh hậu sản, rối loạn nội tiết tố.
Sở dĩ nên uống nước tiểu trẻ em dưới 10 tuổi bởi chúng chưa có nội tiết tố. Còn nước tiểu của người trên 10 tuổi chỉ lấy để dùng làm thuốc cấp cứu, chống sốc và dùng làm vị Nhân trung bạch.
Cách dùng nước tiểu
Bài thuốc “tứ chế”
Các lương y vẫn truyền tai nhau bài thuốc "Tứ chế" nổi tiếng chữa bệnh xoang. "Tứ chế" tức là chia mẻ thuốc làm 4 phần: 1 phần để sống, 1 phần sao, 1 phần tẩm rượu, 1 phần tẩm nước tiểu.
Phần tẩm nước tiểu làm bằng cách phơi khô, ngâm nước tiểu 1 đêm, rồi lại phơi khô. Cứ như thế làm đi làm lại 3 lần rồi mới đem sao vàng trộn lại với 3 phần thuốc kia.
Bài thuốc “Nhân trung bạch”
"Nhân trung bạch" chính là cặn nước tiểu, dùng để chữa một số bệnh nội tiết. Ngoài ra, loại thuốc nhỏ mắt lông ngỗng của các cụ ngày xưa cũng có một phần nước tiểu.
Đối với phụ nữ mới sinh sau khi sạch huyết uống 1 đến 2 tháng nước tiểu sẽ thấy tác dụng tốt.
Chỉ nên uống nước tiểu của trẻ dưới 10 tuổi
Lương y Minh cho biết tốt nhất nước tiểu dùng để uống phải là nước tiểu trẻ con dưới 10 tuổi, bỏ đầu bỏ cuối lấy phần nước tiểu giữa lúc trẻ đang tiểu.
Mỗi lần 1 bát, bỏ mấy lát gừng càng tốt. Việc uống nước tiểu nên thực hiện vào sáng sớm hoặc tối muộn trước khi đi ngủ, uống khoảng 300 ml.
Nó có tác dụng phục hồi chức năng cho sản phụ, thực chất là phục hồi nội tiết sản phụ, giúp thận khỏe, chức năng sinh sản không bị tổn thương, chống bệnh hậu sản, rối loạn nội tiết tố.
Sở dĩ nên uống nước tiểu trẻ em dưới 10 tuổi bởi chúng chưa có nội tiết tố.
Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cũng có ghi: "Nước tiểu còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang.