Triệu chứng cảm lạnh: Phân biệt với các bệnh khác để điều trị đúng
Các triệu chứng cảm lạnh dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh khác. Để xử trí đúng cách, cần phân biệt được chính xác các triệu chứng của cảm lạnh.
Tìm hiểu các triệu chứng cảm lạnh dễ nhận biết
MỤC LỤC:
Bệnh cảm lạnh là gì?
Triệu chứng cảm lạnh dễ nhận biết
Phân biệt triệu chứng của cảm lạnh với những bệnh khác
Các biến chứng của bệnh cảm lạnh
Các biện pháp chăm sóc, điều trị cảm lạnh tại nhà
Bệnh cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất trên thế giới
Bệnh do virus gây ra, thường gặp khi thời tiết lạnh hay mưa, nhất là mùa đông và mùa xuân. Cảm lạnh dễ lây lan và có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi.
Dù cảm lạnh không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nhưng gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống hàng ngày.
Với trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, cảm lạnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang…
Triệu chứng cảm lạnh dễ nhận biết
Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và sớm (sau 1-3 ngày) sau khi tiếp xúc với virus, biến đổi tùy thuộc vào từng người và loại virus gây ra.
Sổ mũi và nghẹt mũi
Sổ mũi, nghẹt mũi thường là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Khi virus xâm nhập, niêm mạc mũi sẽ sản xuất ra nhiều dịch nhầy hơn để “bẫy” virus. Đồng thời, niêm mạc mũi cũng sẽ sưng lên. Điều này khiến dịch nhầy bị tắc nghẽn và dẫn đến nghẹt mũi.
Sổ mũi thường là triệu chứng cảm lạnh đầu tiên
Ho
Ngứa họng và ho là triệu chứng phổ biến khác, thường do dịch nhầy tăng tiết kích thích niêm mạc đường hô hấp.
Đau họng
Đau họng thường làm cho việc nuốt trở nên khó khăn và không thoải mái.
Đau họng cũng là triệu chứng của cảm lạnh dễ nhận biết
Mệt mỏi và đau nhức cơ
Cảm lạnh thường đi kèm với mệt mỏi, đau nhức cơ thể và thường tự hết sau vài ngày.
Sốt nhẹ
Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ khi bị cảm lạnh, thậm chí kèm theo rét run. Đây là dấu hiệu của một phản ứng miễn dịch bình thường.
Người bị cảm lạnh có thể sốt nhẹ, kèm theo rét run
Phân biệt triệu chứng của cảm lạnh với những bệnh khác
Cảm lạnh có một số triệu chứng tương đồng với một số bệnh đường hô hấp khác nên dễ bị nhầm lẫn. Do đó, phân biệt đúng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Cúm (Influenza)
Cúm thường gây ra sốt cao, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi nặng hơn so với cảm lạnh. Cảm lạnh sẽ có các biểu hiện hắt hơi liên tục và đau họng nhiều hơn cúm.
Dị ứng
Một số biểu hiện của dị ứng có thể ngứa mắt, phát ban, nghẹt mũi và hắt hơi, trong khi cảm lạnh thì không.
Nếu bạn có các triệu chứng này mà không có các triệu chứng khác của cảm lạnh, có thể bạn đang bị dị ứng và dị ứng sẽ hết khi loại bỏ hết các dị nguyên.
Viêm họng và viêm amidan
Viêm họng và viêm amidan thường gây đau họng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh, họng rát đau và khản tiếng có thể đi kèm với hạch bạch huyết sưng lên có thể sờ vào thấy nóng.
Nếu bạn có các triệu chứng như vậy, có thể bạn đang bị viêm họng hoặc viêm amidan.
Viêm xoang
Thường không sốt, đau họng như cảm lạnh. Viêm xoang đau nhức nhiều ở vùng trán, má và mũi. Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi thường vào buổi sáng hoặc khi thay đổi độ cao đột ngột.
Các biến chứng của bệnh cảm lạnh
Tuy bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh trở nặng gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Hen suyễn
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang cấp
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
Các dấu hiệu khi bệnh trở nặng:
- Sốt cao trên 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột bị sốt sau một thời gian ngừng sốt.
- Thường xuyên có hiện tượng khó thở, thở khò khè.
- Đau họng và đau đầu nhiều liên tục, kéo dài.
- Các dấu hiệu của viêm xoang.
Trường hợp trẻ em bị cảm lạnh, bạn nên chú ý đến trẻ thường xuyên hơn. Một số biểu hiện đáng lưu ý ở trẻ khi bệnh trở nặng:
- Trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi bị sốt từ 38 độ C trở lên.
- Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày, dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ.
- Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.
- Trẻ bị ho nhiều, khó thở, thở khò khè.
- Trẻ mệt mỏi nhiều, chán ăn, bỏ ăn.
- Trẻ kêu đau tai, đau đầu.
- Trẻ ngủ nhiều bất thường.
Nếu trẻ có những biểu hiện như trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong các trường hợp khác, cảm lạnh có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc và điều trị phù hợp, do đó, người bệnh không cần quá lo lắng.
Các biện pháp chăm sóc, điều trị cảm lạnh tại nhà
Điều trị cảm lạnh thường tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để hồi phục nhanh chóng.
Nghỉ ngơi và ít tiếp xúc với người khác
Nghỉ ngơi đủ, tránh làm việc quá sức và ít tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước giúp làm loãng và đào thải chất nhầy từ mũi xoang, đồng thời cũng giúp giảm đau họng, giảm kích ứng họng.
Dùng thuốc giảm triệu chứng
Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt.
Sử dụng các loại thuốc ho, thuốc kháng histamin, hoặc thuốc thông mũi nếu cần thiết.
Xông hơi mũi
Xông hơi giúp làm thông mũi, giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối có tính kháng khuẩn, nên việc súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm đau họng, giảm ho.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Dùng thuốc cảm Đông y
Đông y có bài thuốc giải cảm hiệu quả, với công dụng phát tán phong hàn, dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Hiện nay, bài thuốc giải cảm đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh cảm lạnh có thể tham khảo sử dụng để giảm các triệu chứng, đồng thời phòng ngừa bệnh tiến triển gây biến chứng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Chỉ định: |