Trị tiểu đường: Tiền mất tật vẫn mang khi dùng dược liệu trôi nổi
Thông tin thế giới công bố tìm thấy 9 chất mới trong Dây thìa canh Việt Nam có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô cơ..., người dân đã đổ xô đi mua.
Không phải cứ thuốc nam là lành
Là người có nhiều năm gắn bó với cây nam dược, ông Hoàng Minh Châu – Tổng giám đốc Tổng Giám đốc công ty Nam Dược tỏ ra ái ngại trước thực trạng này. Bởi trên thị trường hiện nay dây thìa canh khô được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên đa phần nhiều cành, rất ít lá trong khi đó ở dây thìa canh, bộ phận có dược tính tốt nhất là phần lá, cành bánh tẻ. Phần cành to cho dược tính rất thấp nhưng lại được các thương lái cho vào nhiều để tăng trọng lượng.
“Hiện cũng có tới hơn 3000 giống cây thìa canh, mỗi giống cây lại cho dược tính khác nhau. Trong khi đó người nông dân trồng dây thìa canh cũng không biết giống cây mình trồng là giống cây gì. Vì vậy không ai đảm bảo được dây thìa canh khô bán trên thị trường sẽ cho dược tính thế nào, có tác dụng điều trị bệnh tới đâu”- ông Châu cảnh báo.
Nguồn thuốc không đảm bảo đã là một nỗi lo, người dân mua về tự sắc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi theo ông Châu, bà con thường nghĩ thuốc nam sắc uống là lành tính.
“Tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức sai lầm. Bởi dây thìa canh trôi nổi bán trên thị trường hiện nay không được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức y tế thế giới còn nhiều dư lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phơi sấy không đảm bảo dẫn tới nấm mốc….. Như vậy, uống thuốc vào người mà lại nhiềm độc - Lợi bất cập hại.
Hơn nữa, việc tự sắc dây thìa canh uống sẽ không thu được dược tính cao nhất và tất nhiên dẫn tới kết quả điều trị bệnh không cho hiệu quả tốt"- ông Châu nói.
Dây thìa canh thế nào mới an toàn?
Ông Châu cũng nhấn mạnh, sử dụng dây thìa canh làm dược liệu điều trị bệnh không đơn giản là mua về rồi đun nấu lên uống. Người dân thường nghĩ bệnh nặng thì bốc nắm to, bệnh nhẹ thì bốc nắm nhỏ mà không thể biết hoạt chất trong những “nắm” đó là bao nhiêu. Sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng.
Chung quan điểm này, bà Hoàng Thị Thu Hương – Cán bộ dự án BioTrade –dự án thương mại sinh học vì an toàn dược liệu cho người bệnh chia sẻ thêm: Với cách sắc, uống thuốc không đo được hàm lượng hóa chất dẫn tới việc không đủ liều để chữa bệnh hoặc quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Hơn nữa cách sắc, uống dây thìa canh sẽ không tận dụng hết các hoạt chất có trong sản phẩm. Ví dụ, trong trong dây thìa canh trồng đạt chuẩn sẽ có nhiều hoạt chất khác nhau nhưng bằng cách đun nước trong vài chục phút thì chiết xuất chỉ được rất ít dược chất.
Để chữa bệnh hiệu quả, bà Hương khuyến cáo: người dân nên tìm mua những sản phẩm được làm từ dây thìa canh trồng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt) của tổ chức y tế thế giới. Sạch là tiêu chuẩn đầu tiên của dược liệu để làm thuốc. Sạch tức là yêu cầu giống sạch, nước sạch, đất sạch, quá trình canh tác sạch, thu hái sạch, đến nhà máy đạt tiêu chuẩn và đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Được biết hiện nay, những hộ nông dân tại Hải Lộc Hải hậu Nam Định là địa phương duy nhất trên cả nước trồng trọt và thu hái dây thìa canh dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Họ phải phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe trong việc chăm sóc, thu hái: Bón bằng phân trâu, bò để diệt vi khuẩn, dải rơm rạ để tránh cỏ dại mọc, tạo độ ẩm cho đất, không dùng các thuốc kích thích tăng trưởng.
Đặc biệt sau khi thu hái xong, nguyên liệu được phơi hoặc sấy ngay nhằm tránh bị thối, úa mất dược tính. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt của các hộ dân trồng theo tiêu chuẩn và hộ dân trồng tự phát.