Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc

04-02-2024 07:24:43

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể khiến phụ huynh lo lắng. Tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng nổi bật và cách chăm sóc, các loại thuốc được sử dụng giúp phụ huynh bình tĩnh và chăm sóc trẻ tốt.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cần được chăm sóc đúng cách

MỤC LỤC:
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Chăm sóc đặc biệt khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến do virus gây ra. Hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra bệnh cảm. Trong đó, Rhinovirus chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm lạnh.

Bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có thể diễn ra quanh năm, đặc biệt trong các đợt giao mùa, thay đổi thời tiết và vào mùa khô lạnh. 

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Khi được sinh ra, trẻ chỉ nhận được nguồn miễn dịch ít ỏi, và điều này là chưa đầy đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Chính vì vậy, trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt rất dễ bị cảm lạnh. Khi tiếp xúc với một số tác nhân này, trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm cảm.

Tiếp xúc với nguồn bệnh

Trẻ sơ sinh thường tiếp xúc gần gũi với người thân và những người chăm sóc. Nếu có người trong gia đình hoặc xung quanh đang bị cảm lạnh, trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Một trong những thói quen dễ lây bệnh cho trẻ sơ sinh là hành động thơm má, môi của trẻ. Tuy nhiên việc lây nhiễm cảm không đơn thuần do những tiếp xúc gần. Ngay khi trong gia đình có người bị cảm và sinh hoạt trong nhà không có biện pháp cách ly, trẻ vẫn có thể bị nhiễm cảm.

Thay đổi thời tiết

Sự thay đổi thời tiết cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra cảm lạnh ở trẻ, đặc biệt khi thời tiết khô lạnh. Thời tiết thay đổi làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng sự nhạy cảm của cơ thể với những thay đổi dù nhỏ. Điều này khiến trẻ dễ nhiễm cảm.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ kém

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa đầy đủ và đôi khi không có đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Chăm sóc kém, bao gồm việc không duy trì vệ sinh cá nhân cho trẻ, cũng có thể làm tăng nguy cơ cảm lạnh.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Một vài dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm và xử lý ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản…

1. Sổ mũi và ho

Trẻ sơ sinh có thể có triệu chứng sổ mũi và ho nhẹ, thường được biểu hiện qua âm thanh khò khè khi trẻ thở. Cơ thể trẻ còn yếu, chưa hình thành các phản xạ như hắt hơi để đẩy dịch ra ngoài. Do vậy khi bị sổ mũi trẻ dễ bị nghẹt mũi, khò khè, khó thở, đôi khi phải thở bằng miệng.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có triệu chứng ho và sổ mũi điển hình

2. Sốt

Như đã trình bày, cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu ớt, do đó khi nhiễm virus, các phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể như sốt sẽ rầm rộ hơn trẻ lớn. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể sốt cao, sốt liên tục không hạ khiến cho cha mẹ lo lắng.

3. Quấy khóc, mệt mỏi

Khi bị cảm lạnh thường làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, không linh hoạt. Trẻ cũng quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú do cơ thể khó chịu.

4. Nôn trớ

Một số trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có dấu hiệu nôn trớ và bỏ bú.

Chăm sóc đặc biệt khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Vì trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt khi sử dụng thuốc, do đó các biện pháp chăm sóc đóng vai trò then chốt giúp trẻ mau chóng phục hồi sau cảm lạnh. Áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc đặc biệt sau đây khi có dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

1. Đảm bảo phòng ngủ thoáng và sạch

Giữ phòng ở của trẻ luôn sạch sẽ, với nhiệt độ ấm áp để tránh làm tăng cảm giác lạnh ở trẻ. Bên cạnh đảm bảo nhiệt độ thì độ ẩm phòng cũng vô cùng quan trọng.

Luôn duy trì độ ẩm vừa phải để tránh niêm mạc hô hấp của trẻ không bị khô. Nếu vào mùa lạnh, nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm cho phòng. Có thể sử dụng một số tinh dầu như sả chanh và tràm gió vừa làm ấm đường hô hấp, vừa giúp diệt khuẩn cho phòng ở.

2. Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo ưu tiên sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Nếu trẻ bị cảm, có tình trạng háo nước mẹ vẫn nên duy trì bổ sung nước cho con qua sữa mẹ để tăng đề kháng cho bé.

Về dinh dưỡng, đối với trẻ sơ sinh, cần bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ để tăng chất lượng sữa cho trẻ. Trường hợp trẻ uống sữa công thức có thể tăng lượng sữa hàng ngày, chia nhỏ khẩu phần để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng và nước cho bé.

3. Vệ sinh cho trẻ

Hãy rửa tay kỹ trước khi chạm vào trẻ và giữ cho vật dụng của trẻ được làm sạch.

Vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng nước ấm có tinh dầu như dầu tràm giúp làm sạch và làm ấm cơ thể hiệu quả.

Vệ sinh mũi họng cũng cần thiết để giúp đường thở của trẻ sơ sinh thông thoáng. Hãy tham khảo bác sỹ nhi khoa để được hướng dẫn các thao tác vệ sinh cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không tự xem và thực hành vì niêm mạc mũi của trẻ còn rất mỏng manh.

Vệ sinh mũi giúp trẻ sơ sinh bị cảm lạnh dễ thở hơn

4. Theo dõi triệu chứng

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh rất dễ biến chứng thành các bệnh đường hô hấp. Vì vậy, hãy theo sát các dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ. Nếu có bất cứ triệu chứng nào trở nặng, hãy báo ngay với bác sỹ nhi khoa để được xử lý kịp thời.

5. Sử dụng thuốc

Luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị cảm. Một số thuốc bác sỹ có thể kê cho bé bao gồm paracetamol (thuốc hạ sốt), thuốc long đờm (thường dạng siro), siro giải cảm (như siro cảm Nhất Nhất) và dung dịch vệ sinh mũi.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất

Thành phần:
4,5g cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với::
1. Cát căn (Radix Puerariae thomsonii) 6 g 
2. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 6 g 
3. Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 5 g 
4. Thạch cao (Gypsum fibrosum) 5 g 
5. Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori) 4 g 
6. Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 4 g 
7. Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 3 g 
8. Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 2 g 
9. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 1 g

Phụ liệu: Đường ngô, Maltodextrin, Hương cam tổng hợp, Nước ép chanh tự nhiên Fresh lemon concentrate, Xanthan gum, Sodium benzoate, Nước uống được vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ:

- Trẻ em từ 1-3 tuổi 5ml/lần
- Trẻ em từ 4-7 tuổi 7,5ml/lần
- Trẻ em từ 8-11 tuổi 10ml/lần
- Trẻ em từ 12-14 tuổi 12,5ml/lần
- Trẻ từ 15 tuổi, người lớn 15ml/lần
 
Liều tăng cường gấp rưỡi liều bình thường. 

Chú ý: Cảm Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận: Cảm Nhất Nhất hiệu quả và an toàn.

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: 
 
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 

Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1053/2021/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

 

DS Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //