Trẻ bị nghẹt mũi liên tục: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
Trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên có thể là dấu hiệu viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Cần xác định nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên để xử trí đúng
Nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi
Nghẹt mũi là triệu chứng do các mô mũi bị sưng lên, tăng tiết dịch trong mũi gây cảm giác khó thở. Đây là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý đường hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, viêm hầu họng…
Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị nghẹt mũi gồm:
- Thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm đột ngột: có thể làm tăng tiết dịch mũi gây nghẹt mũi và sổ mũi. Nếu xử lý ngay triệu chứng và giữ ấm tốt, tình trạng nghẹt mũi sẽ tự hết mà không gây ra vấn đề gì khác. Tuy nhiên, nếu để kéo dài, sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập sẽ khiến triệu chứng nặng hơn.
- Nhiễm virus: các loại virus, đặc biệt là virus cúm tấn công và gây nghẹt mũi, sốt, ho. Đối với nguyên nhân từ virus, dịch mũi thường trong, không tanh, không có màu.
- Nhiễm vi khuẩn: các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp thường gặp là các chủng liên cầu, phế cầu. Vi khuẩn có thể là tác nhân khởi phát bệnh lý nhưng cũng có thể là yếu tố bội nhiễm sau khi đường hô hấp đã bị tổn thương vì các nguyên nhân khác. Khi có sự xuất hiện của vi khuẩn, dịch mũi thường có màu đục, xanh, vàng, có mùi tanh điển hình.
- Viêm mũi dị ứng: cơ địa nhiều trẻ có phản ứng với một số dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông thú, các dị nguyên tồn tại trong không khí. Ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, mỗi khi tiếp xúc yếu tố dị nguyên sẽ thường bị nghẹt cả hai mũi kèm theo các triệu chứng khác như hắt hơi nhiều, chảy nước mắt. Dịch mũi do dị ứng thường trong suốt.
Viêm mũi dị ứng khiến trẻ bị nghẹt mũi mỗi khi tiếp xúc tác nhân gây dị ứng
- Viêm xoang: trẻ cũng có thể bị viêm xoang. Viêm xoang cấp tính do nhiễm virus hoặc vi khuẩn thường xảy ra theo các đợt, viêm xoang mạn thường kéo dài trên 12 tuần. Ngoài triệu chứng nghẹt mũi nặng, trẻ còn bị đau hốc mũi lan lên đau vùng hốc mắt, đau đầu…
Khi trẻ bị nghẹt mũi nên xử lý như thế nào?
1. Vệ sinh mũi
Đây là phương pháp đơn giản nhất thường được áp dụng đầu tiên để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, giảm nguy cơ diễn biến nặng. Có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng các dung dịch nước muối sinh lý bán sẵn trên thị trường dạng nhỏ mũi hoặc dạng xịt, rửa. Thời điểm thích hợp để thực hiện vệ sinh mũi là vào buổi sáng và buổi tối.
Lưu ý khi rửa mũi là chỉ nên dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng hoặc đưa trẻ đến bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được rửa mũi, tránh dùng xi lanh vì sẽ gây áp lực mạnh, khiến trẻ bị đau mũi, đau tai.
Nếu không biết cách rửa mũi, có thể chỉ cần xịt mũi bằng chai dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối và nước khoáng. Sau khi xịt, chờ vài phút cho dịch mũi loãng ra rồi hỉ (xì) mũi cho sạch.
2. Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp dịch nhầy loãng hơn, giảm cảm giác nghẹt mũi và dễ dàng vệ sinh loại bỏ chất nhầy ra ngoài. Uống đủ nước cũng giúp niêm mạc mũi họng không bị khô và kích ứng.
Có thể cho trẻ uống trà mật ong gừng để giảm nghẹt mũi
3. Xông hơi mũi
Có thể xông hơi mũi bằng cách mở vòi nước nóng trong phòng tắm kín để hơi nước bay ra khắp phòng. Sau đó, đưa trẻ vào phòng tắm ngồi khoảng 5-10 phút. Hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, đào thải dịch nhầy trong mũi ra ngoài.
Ngoài ra, có thể cho trẻ cúi mặt gần bát nước ấm để hít ngửi hơi nước bay lên. Lưu ý khi trẻ xông mũi với nước ấm cần có sự giám sát của người lớn để tránh bị bỏng.
4. Dùng thuốc dạng xịt
Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt có các thành phần như các hoạt chất naphazoline hay oxymetazoline ức chế tiết dịch trong xoang mũi, giảm áp lực xoang qua đó giảm triệu chứng nghẹt. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tức thời, không nên lạm dụng bởi sẽ gây tác dụng ngược.
5. Dùng thuốc uống Tây y
Trẻ bị nghẹt mũi có thể cho uống thuốc kháng histamin, chống dị ứng. Thuốc có tác dụng giảm tiết dịch mũi, giảm hắt hơi nhưng có tác dụng phụ là giảm tiết dịch gây cảm giác khô miệng họng, khó tiêu. Các thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Dù dùng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cũng cần đọc kỹ hướng dẫn và dùng đúng theo yêu cầu, không nên tự ý sử dụng và không nên dùng kéo dài.
Nếu nghẹt mũi do nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh
6. Dùng thuốc Đông y
Với những trẻ bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tái phát nhiều lần gây nghẹt mũi liên tục có thể tham khảo dùng thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Đông y có bài thuốc xoang với tác dụng tiêu viêm, thông mũi hiệu quả thực sự. Bài thuốc này không chỉ giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng nghẹt mũi mà còn tác động dần dần vào cơ địa, nhằm tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ vậy, kiên trì dùng một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất, tạo nên thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng. Trẻ em trên 5 tuổi có thể dùng được.
Thuốc Xoang Nhất Nhất- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi - Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |