Trẻ bị muỗi đốt nhiều có sao không, làm sao để chống muỗi?
Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị muỗi cắn, một phần vì trẻ chưa biết cách đuổi muỗi và tránh bị muỗi cắn. Đây là cơ hội để vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua vết cắn, khiến trẻ có thể mắc các bệnh nhiễm trùng.
Trẻ bị muỗi cắn có sao không là điều mà nhiều cha mẹ lo lắng
MỤC LỤC
Tại sao trẻ hay bị muỗi đốt?
Trẻ bị muỗi đốt có sao không? Nguy cơ khi trẻ bị muỗi đốt
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị muỗi đốt
Cách phòng ngừa nguy cơ trẻ bị muỗi đốt
Bảo vệ bé yêu khỏi muỗi đốt bằng các sản phẩm chống muỗi tự nhiên
Tại sao trẻ hay bị muỗi đốt?
Thức ăn chính của muỗi là máu người và trẻ nhỏ thường là nạn nhân của loại côn trùng này. Khi bị muỗi đốt, vết cắn trên da bé có thể không xuất hiện ngay lập tức mà thường phải sau một lúc hoặc thậm chí là sau vài giờ, đi kèm với triệu chứng ngứa và sưng vết đốt.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ thường được muỗi “ưu ái”, ví dụ như:
- Trẻ nhỏ có sự trao đổi chất nhanh hơn người lớn, vận động nhiều, dễ đổ mồ hôi hơn. Mùi mồ hôi thu hút muỗi lại gần, trẻ dễ bị đốt hơn
- Trẻ chưa có ý thức về việc bị muỗi đốt, chưa biết cách xua đuổi hay tránh muỗi đốt
- Trẻ có nhóm máu O hay bị muỗi đốt hơn
- Trên da của trẻ có nhiều loại vi khuẩn tự nhiên trú ngụ
- Trẻ thường chơi ở bất cứ đâu, đặc biệt là khu vực bóng râm, nơi có nhiều cây cỏ hoặc góc tối
- Mặc quần áo tối màu cũng có thể khiến muỗi để ý trẻ hơn.
Trẻ nhỏ thường xuyên bị muỗi hỏi thăm
Trẻ bị muỗi đốt nhiều có sao không?
Muỗi là vật trung gian truyền bệnh, có khả năng lây nhiễm một số virus gây bệnh trên người thông qua vết cắn.
Việc trẻ bị muỗi cắn thường xuyên, không chỉ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một số bệnh lây nhiễm qua muỗi.
Nhiễm trùng da, hình thành sẹo
Muỗi đốt thường để lại các vết phồng hình tròn trên da, đôi khi có thể nổi lằn hoặc lan tỏa xung quanh da. Các vết muỗi đốt thường khiến trẻ có cảm giác ngứa và muốn gãi.
Trẻ nhỏ thường làm những gì chúng muốn theo một phản xạ tự nhiên. Khi trẻ gãi quá mạnh, có thể khiến da bị trầy xước, tổn thương, từ đó hình thành các vết chảy máu gây nhiễm trùng trên da.
Nhiễm trùng da gây mủ sâu và để lại các vết sẹo thâm gây mất thẩm mỹ trên da trẻ. Đôi khi nhiễm trùng có thể lan sâu vào trong gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nguy cơ sốt xuất huyết
Muỗi là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus Dengue, có thể bùng phát thành dịch.
Sốt xuất huyết gây sốt cao, mệt mỏi, đặc biệt là gây vỡ tiểu cầu và xuất huyết. Bệnh thường diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ nhỏ, người cao tuổi và các đối tượng miễn dịch kém có nguy cơ tử vong cao hơn.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Nguy cơ mắc hội chứng Skeeter
Hội chứng Skeeter là tình trạng cơ thể phản ứng dị ứng với các protein có trong nước bọt của muỗi.
Biểu hiện của người mắc hội chứng Skeeter là sau khi bị muỗi đốt, vị trí vết đốt sẽ bị viêm (sưng, nóng, đỏ, ngứa hoặc đau).
Một số trường hợp có phản ứng khá nghiêm trọng như sưng phù mặt, mắt, chân, tay, bầm tím, nôn mửa, sốt hoặc khó thở...
Người mắc hội chứng Skeeter có nguy cơ bị nhiễm trùng da vì vết đốt của muỗi dễ bị trầy xước, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ. Trẻ mắc bệnh có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, hôn mê, co giật. Cho đến hiện nay, tỷ lệ tử vong hay tàn tật vĩnh viễn do viêm não Nhật Bản rất cao.
Hội chứng Zika
Muỗi Aedes đốt vào ban ngày và thường mang theo virus Zika để truyền bệnh. Mắc virus Zika trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sinh ra bị tật đầu nhỏ hoặc các dị tật bẩm sinh khác.
Nếu trẻ mắc virus này thường có triệu chứng sốt, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, đau đầu.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị muỗi đốt?
Trẻ thường gãi khi bị muỗi đốt, gây trầy xước da và nhiễm trùng, mưng mủ do tay trẻ có thể bị bẩn trong khi chơi.
Khi trẻ bị muỗi đốt, việc đầu tiên mẹ cần làm là làm sạch vùng da bị đốt và tay chân của trẻ.
Mặc quần áo dài tay cho trẻ để khi gãi qua lớp vải sẽ hạn chế tình trạng xước da.
Sử dụng kem bôi da giúp giảm ngứa, làm dịu vết muỗi đốt để trẻ không bị ngứa và gãi.
Cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn kem bôi cho trẻ, vì da trẻ đặc biệt mỏng và nhạy cảm, kem bôi đôi khi có thể gây kích ứng và khiến da tổn thương nhiều hơn.
Cách phòng ngừa muỗi và côn trùng cắn đốt
Để phòng tránh muỗi và côn trùng cắn đốt, nên thực hiện.
Sử dụng các sản phẩm chống muỗi đốt và đuổi muỗi cho trẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa trẻ không bị muỗi đốt.
Nên mặc quần áo dài tay cho trẻ khi đi ra ngoài, không nên cho trẻ chơi ở các khu vực có nhiều muỗi.
Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, bôi kem dưỡng ẩm cho bé thường xuyên hàng ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp để loại bỏ muỗi khỏi môi trường sống của trẻ như:
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không để trứng vào được.
Vệ sinh môi trường sống, thu gom rác thải và đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, khô thoáng
Dùng tinh dầu xông để đuổi muỗi trong phòng, bật quạt và đóng cửa để tránh muỗi bay vào phòng ngủ của trẻ.
Bảo vệ bé yêu khỏi muỗi đốt bằng các sản phẩm chống muỗi tự nhiên
Sử dụng các sản phẩm chống muỗi đốt ngoài da là cách giúp bảo vệ trẻ và khiến muỗi tránh xa.
Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể ở cạnh và canh chừng trẻ, do đó cần có biện pháp bảo vệ trẻ ngay cả khi trẻ ở một mình.
Một tiêu chí để lựa chọn sản phẩm là thành phần an toàn, dưỡng da dịu nhẹ, thân thiện với sức khỏe và làn da của các đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.
Xịt và Lăn chống muỗi là giải pháp hiệu quả cho cả gia đình, giúp làm thơm da, làm dịu da khi ngứa, giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng, sử dụng và có tác dụng trực tiếp tại vị trí.
Nếu trẻ thường xuyên bị muỗi đốt nhiều, các mẹ có thể lựa chọn sử dụng để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ muỗi đốt và mắc các bệnh do muỗi đốt.
Lăn Antimuoi Nhất Nhất - Xịt Antimuoi Nhất Nhất Thành phần: Công dụng: Cách dùng: Chú ý: Xịt Antimuoi Nhất Nhất Thành phần: Công dụng: Cách dùng: Chú ý: Sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam. |