Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân & cách khắc phục

22-10-2023 06:46:43

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là căn bệnh khiến thể trạng và tinh thần bị tác động nghiêm trọng. Trạng thái đó kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy đâu là lý do khiến người bị trào ngược cảm thấy mệt mỏi? Điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể ở nội dung bài viết dưới đây.

I - Trào ngược dạ dày có gây mệt mỏi không?

Trào ngược dạ dày (GERD) là chứng bệnh tiêu hóa đang tác động tới sức khỏe, cuộc sống của nhiều người. Hiện nay có đến gần 20% số người lớn mắc trào ngược với biểu hiện chính là ợ hơi, ợ nóng, ho khan, khó thở…

Trào ngược là bệnh liên quan đến tiêu hóa không chỉ làm bệnh nhân mệt mỏi, thiếu sức sống mà còn tạo ra nhiều rủi ro về sức khỏe. Các bệnh nhân bị trào ngược axit có lượng dịch vị thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến người bệnh nôn nao, không cảm thấy thèm ăn.

Việc thiếu hứng thú khiến cơ thể không được bổ sung dưỡng chất cần thiết để thực hiện các hoạt động. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và không được nghỉ ngơi điều độ sẽ gây ra trạng thái mệt mỏi, uể oải.

Ngoài ra, cơn đau ập đến bất ngờ khiến người bệnh ho, khó thở, đêm trằn trọc gây gián đoạn giấc ngủ trầm trọng. Hiện trạng bệnh diễn ra trong thời gian dài khiến cơ thể đối diện với biến chứng như: chảy máu mãn tính, suy nhược cơ thể, viêm thực quản ăn mòn.

Hiện tượng trào ngược dạ dày khiến cơ thể uể oải, thiếu sức sống

II - Tạo sao trào ngược dạ dày gây mệt mỏi?

Hiện tượng trào ngược dạ dày khiến người mệt mỏi khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bị tác động. Cần tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng trên để có biện pháp xử lý phù hợp nhất.

1. Trào ngược dạ dày người mệt mỏi do mất ngủ

Cơn trào ngược dạ dày ập đến bất ngờ về đêm chính là “thủ phạm” gây ra chứng mất ngủ. Khi người bệnh thiếu ngủ, giấc ngủ kém sẽ tác động đến sức khỏe và trạng thái tinh thần. Người thiếu ngủ đi kèm với cơn trào ngược dạ dày sẽ có hiểu hiện mệt mỏi, mất sức, không muốn làm gì.

2. Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi vì buồn nôn

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu mà người bị trào ngược dạ dày thường xuyên phải đối mặt. Do lượng dịch vị đẩy ngược lên thực quản khiến cổ họng bị nghẹn, khó nuốt đi kèm với mùi khó chịu.

Việc buồn nôn và nôn là cách để người bệnh giảm tình trạng căng tức, đau chướng vùng thượng vị. Tuy nhiên khi người bệnh có tần suất nôn liên tục sẽ khiến cơ thể mất nước, người mệt mỏi, chán ăn.

Buồn nôn liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

3. Phản ứng phụ của thuốc

Để ức chế các biểu hiện của bệnh dạ dày thì nhiều bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng loại thuốc kháng sinh. Trong đó, dòng thuốc kháng sinh ức chế bơm proton và thuốc thụ thể histamin được tin dùng.

Các loại thuốc giảm nhanh cơn đau nhưng gây ra tác dụng phụ là cơ thể mệt mỏi, uể oải. Mặt khác, người bệnh dùng thuốc kháng sinh vượt mức cho phép dẫn đến cơ thể suy nhược vì nhờn thuốc.

4. Trào ngược mệt mỏi do ốm sốt

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi còn bắt nguồn từ lý do cơ thể bị ốm sốt. Theo chuyên gia, trào ngược axit nặng khiến lớp niêm mạc bị ăn mòn, viêm nhiễm gây nên chảy máu mãn tính. Lúc này sức khỏe cơ thể trở nên kiệt quệ đi kèm trạng thái sốt cao. Nếu bệnh nhân không được phục hồi kịp thời dễ tạo ra tổn thương sức khỏe nghiêm trọng.

5. Đau lưng

Bệnh trào ngược dạ dày làm nồng độ axit clohydric nằm trong cơ quan này chịu tác động lớn. Khi đó chúng sẽ phá hủy những sợi thần kinh ở ngực, lưng… khiến người uể oải và xuất hiện cơn đau ở quanh lưng.

Ngoài ra, tư thế nằm ngủ của người bị trào ngược là lý do gây ra tình trạng đau lưng. Do bệnh nhân thường có thói quen nằm theo tư thế đặt đầu cao hơn cơ thể để hạn chế cho axit bị trào ngược từ thực quản lên.

Cơn đau lưng do chịu tác động từ chứng trào ngược dạ dày

III - Cách cải thiện bệnh trào ngược dạ dày gây suy nhược cơ thể

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi tác động nặng nề đến tâm lý, sức khỏe người bệnh. Vậy, phải làm sao để phục hồi cơ thể, ngăn cản những biến chứng nặng hơn của bệnh đau dạ dày? Bạn nên áp dụng cách giảm đau, mệt mỏi do trào ngược dạ dày sau đây:

1. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Tinh thần thoải mái là nhân tố tác động rất nhiều đến hiệu quả điều trị của mọi bệnh lý, bao gồm cả bệnh trào ngược dạ dày. Bạn hãy cố gắng giữ cho tinh thần mình luôn thư thái, đừng để bản thân chìm trong sự căng thẳng kéo dài. Người bệnh hãy tham gia các hoạt động trải nghiệm hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cân bằng để tinh thần tốt nhất.

2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Đối với người bị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi thì ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và khả năng tái phát bệnh. Do đó để dạ dày hoạt động ổn định thì cần tạo nên chế độ ăn uống khoa học nhất. Dưới đây là một số gợi ý mà bệnh nhân có thể áp dụng gồm:

  • Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, thanh mát nhằm kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đó là các loại rau củ, quả giàu vitamin, chất xơ như: rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, sữa chua...
  • Loại bỏ thực phẩm dễ gây kích thích dạ dày như các món cay nóng, đồ có vị chua, những loại nước có ga…
  • Hạn chế ăn quá nó hoặc để bụng đói vì khiến dạ dày bị căng tức và đẩy dịch vị axit lên thực quản.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, tránh ăn sau 9h tối, không nên bỏ bữa.
  • Nên sử dụng đồ ăn lõng, quá trình ăn cần chậm rãi, cẩn thận.

Cần xây dựng chế độ ăn uống cho người mắc bệnh trào ngược

3. Tích cực rèn luyện thể thao

Người bị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi nên tích cực rèn luyện nhẹ nhàng mỗi ngày. Khi hệ thống cơ quan vận hành ổn định sẽ nâng cao sức đề kháng và tinh thần trong cuộc sống. Ngoài ra, các bài tập tiêu hao năng lượng giúp người bệnh thèm ăn, ăn ngon miệng từ đó duy trì thể chất ổn định.

4. Điều trị trào ngược dạ dày dứt điểm

Trên thực tế, trào ngược dạ dày là chứng bệnh có tỷ lệ tái phát rất cao. Người bệnh cần xác định căn nguyên gây bệnh để các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng. Khi ấy, cơ thể mới khôi phục lại trạng thái bình thường, không còn mệt mỏi hay khó chịu.

Theo Đông y, căn nguyên sâu xa gây nên những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày là do cơ địa tỳ vị đang bị suy yếu. Lúc này, sự thăng giáng của tỳ và vị đang bị mất cân bằng gây ra tổn thương vùng dạ dày.

Tuy nhiên, cơ địa dạ dày của mỗi người không giống nhau. Vậy nên, cùng trong một môi trường sống, có người bị, nhưng có người lại không bị mắc các bệnh về dạ dày.

Để điều trị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, người bệnh cần kết hợp vừa giảm triệu chứng bệnh, vừa thay đổi cơ địa dạ dày để loại bỏ tình trạng trào ngược và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Thế nhưng những phương pháp Tây y hay Đông y đơn thuần chỉ đang thực hiện giải quyết các triệu chứng tức thời của bệnh.

Hiện nay chỉ có duy nhất phương thức dạ dày Ngự y mật phương - Tinh hoa y học cung đình, được các Ngự y trong Thái y viện giữ gìn bảo mật để chữa cho vua chúa thời xưa mới có thể:

  • Tác động trực tiếp đến cơ địa, có tác dụng sâu, giúp phục hồi lại chức năng của dạ dày và đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ tái phát. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ phục hồi tốt hơn, không còn mệt mỏi hay khó chịu.
  • Giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những dấu hiệu của trào ngược dạ dày.
  • Người bệnh không còn phải lo lắng các biểu hiện trào ngược dạ dày tái phát sau khi sử dụng 1 liệu trình.
  • Mang tới tác dụng tích cực cho cả những ca bệnh bị tái lại nhiều lần.

Qua nội dung của bài viết, mong rằng bạn đọc đã nắm bắt thông tin cần biết về trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Đừng để tình trạng này tác động đến sức khỏe và đời sống tinh thần của bạn. Hãy chủ động thay đổi lối sống, điều trị bệnh bằng những phương pháp đúng đắn để chứng trào ngược dạ dày nhanh khỏi nhé!

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //