TOP 10+ loại thuốc Tây trị viêm xoang thường dùng

02-12-2023 07:18:58

Sử dụng thuốc trị viêm xoang là phương pháp điều trị quan trọng cho người bị bệnh. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này cần hết sức thận trọng bởi có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy bị viêm xoang uống thuốc gì? Có tác dụng phụ nào đi kèm? Và khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề gì?

I. Phân loại bệnh viêm xoang 

Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang bên cạnh của mũi hoặc viêm niêm mạc mũi, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: vi khuẩn, vi rút, nấm, dị ứng… Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, thậm chí nhiều trẻ em dưới 6 tuổi cũng có thể mắc bệnh lý này.

Tình trạng viêm nhiễm xoang có thể xảy ra các vị trí như: xoang sàng, xoang bướm, xoang trán và xoang hàm.

Dựa theo thời gian diễn biến của bệnh có thể chia viêm xoang thành các loại như sau:

  • Viêm xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp kéo dài từ 4-8 tuần.
  • Viêm xoang mạn tính kéo dài từ 8 tuần trở lên (dù đã được điều trị tích cực từ các giai đoạn trước).

II. TOP 10+ loại thuốc trị viêm xoang thường dùng

Viêm xoang dùng thuốc gì thì hiệu quả? Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc trị viêm xoang phù hợp. Thuốc trị viêm xoang gồm có thuốc Tây y và Đông y. Các loại thuốc chữa viêm xoang được bào chế ở dạng xịt hoặc dạng uống. Dưới đây là những loại thuốc Tây y thường được sử dụng trong chữa trị viêm xoang:

1. Thuốc dạng xịt

Các loại thuốc dạng xịt chữa viêm xoang bao gồm:

1.1 Chai xịt rửa nước muối sinh lý

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là giải pháp hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng viêm xoang cấp tính. Ngoài ra, rửa mũi bằng nước muối sinh lý còn có thể giúp loại bỏ chất nhầy, dịch mũi, giúp mũi trở nên thông thoáng. Hơn thế nữa đây cũng là biện pháp làm sạch khoang mũi, ngăn chặn viêm xoang tiến triển nặng hơn. 

Người bị viêm xoang nên rửa nước muối sinh lý hàng ngày, trong trường hợp bệnh đã thuyên giảm thì có thể giảm số lần rửa nước muối sinh lý khoảng 2-3 lần/tuần.

1.2 Thuốc xịt rửa mũi có chứa corticoid

Thuốc xịt rửa mũi có chứa corticoid được sử dụng trong trường hợp viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính. Thuốc có tác dụng khắc phục các triệu chứng: nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi và giảm viêm mũi. Một số loại thuốc xịt rửa mũi có chứa corticoid thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh là: fluticasone propionate, budesonide, beclomethasone, dipropionate.

1.3. Một số loại thuốc trị viêm xoang cấp dạng xịt khác

Ngoài các loại thuốc dạng xịt như đã nêu ở trên, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng thuốc xịt có chứa các thành phần như: naphazoline, pseudoephedrine, phenylephrine, chlorzoxazone… Những loại thuốc này có tác dụng co mạch, giảm sưng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, từ đó giúp mũi trở nên thông thoáng hơn. 

Nhóm thuốc này cho tác dụng nhanh chỉ sau 1-3 phút sau khi xịt. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sử dụng chúng thì có thể làm kích thích phản ứng viêm, làm nặng thêm các triệu chứng viêm xoang.

2. Thuốc giảm đau

Người bị viêm xoang thường xuất hiện tình trạng dịch mủ, chất nhầy tích tụ trong xoang mũi, niêm mạc xoang bị sưng phù. Từ đó tạo thành áp lực lên các hốc xoang và gây ra cảm giác đau nhức mũi. Cơn đau có thể lan rộng ra toàn bộ mặt, lan đến đỉnh đầu và ảnh hưởng đến hoạt động trí não, gây rối loạn giấc ngủ, khiến tính tình của người bệnh trở nên cáu gắt, khó chịu.

Do đó, trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục triệu chứng này. Một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng là: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin. 

Thận trọng khi dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù aspirin được phép sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi nhưng trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc đang gặp phải các triệu chứng giống cúm không bao giờ được dùng aspirin. Điều này là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp và có khả năng đe dọa tính mạng ở những trẻ.

Bác sĩ kê đơn cho người bệnh viêm xoang sử dụng thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau nhức mũi khó chịu

>>> XEM THÊM: TOP 8 bài thuốc Đông Y trị viêm xoang tốt nhất hiện nay

3. Thuốc thông xoang mũi

Thuốc thông xoang mũi đem lại tác dụng thông mũi, co mạch và giúp người bị viêm xoang cảm thấy dễ thở hơn. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nang uống hoặc siro, chứa các hoạt chất như: ephedrin, phenylephrin… Tuy nhiên, cần chú ý tới một số tác dụng phụ của thuốc như: tăng huyết áp, mất ngủ, kích thích hệ thần kinh…

4. Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trị viêm xoang mũi do nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc mạn tính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng xoang do vi khuẩn ở mức độ nhẹ vẫn có thể tự khỏi được mà không cần dùng đến kháng sinh. 

Khi sử dụng thuốc kháng sinh, nên sử dụng liệu trình từ 10-14 ngày để theo đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn.

Các loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng xoang do vi khuẩn bao gồm:

- Nhóm Penicillin bao gồm: Ampicilin, Amoxicillin… Tuy nhiên, amoxicillin đã trở nên kém hiệu quả hơn ở một số khu vực (như Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam) do tình trạng kháng kháng sinh. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị chuyển sang một loại kháng sinh khác nếu các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày. Các lựa chọn thay thế bao gồm: doxycyclin, fluoroquinolones, cefixime với clindamycin.

- Trimethoprim kết hợp với Sulfamethoxazole: Là giải pháp thay thế cho người bệnh bị dị ứng với Penicillin, sự kết hợp giữa 2 loại thuốc này được chỉ định sử dụng cho người bị viêm xoang cấp tính, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa ở trẻ em…

- Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefazolin, Cefoxitin, Cefprozil… hoặc Penicillin tổng hợp có tác dụng diệt khuẩn, cơ chế hoạt động tương tự như Penicillin. Nhóm thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính, người có triệu chứng viêm xoang nặng (chảy dịch mủ xanh, đau nhức xoang mũi nặng) tái phát lặp lại nhiều lần.

5. Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin H1 có khả năng khắc phục các triệu chứng của người bệnh viêm xoang như: Ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, hắt hơi, giảm phản ứng quá mẫn của cơ thể với tác nhân bên ngoài. Cơ chế tác dụng của các loại thuốc kháng Histamin H1 là ức chế hoạt động của histamin lên tế bào đích, từ đó giúp cơ quan hô hấp khác sản sinh ra histamin, nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng…

Các loại thuốc kháng histamin H1 thường được sử dụng cho người bị viêm xoang là: Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Clemastine, Levocetirizine, Cetirizine…

6. Thuốc co mạch (dạng uống/dạng xịt)

Thuốc chống co mạch được sử dụng với mục đích giảm xung hết, chống phù nề, giảm tình trạng viêm, tiêu sưng. Nhờ đó, quá trình lưu thông của dịch trong hốc xoang trở nên dễ dàng hơn, giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi và giúp người bệnh dễ thở hơn.

Một số loại thuốc co mạch thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang đó là: Naphazoline, Phenylephrine, Chlorzoxazone, Pseudoephedrine…

Tuy nhiên, cần chú ý rằng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: làm cho nước tiểu từ màu vàng (vàng nhạt) chuyển sang màu tím/màu đỏ, gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

Thuốc co mạch trị viêm xoang (dạng uống/dạng xịt) tác dụng giảm xung hết, chống phù nề, giảm tình trạng viêm, tiêu sưng

7. Thuốc ức chế leukotriene

Thuốc ức chế Leukotriene cho tác dụng giảm viêm trong hốc xoang, khắc phục viêm sưng, giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.

Thuốc ức chế Leukotriene được bác sĩ kê đơn trong các trường hợp bệnh viêm xoang kéo dài gây biến chứng nặng nề, hoặc người bệnh đã sử dụng thuốc kháng Histamin H1 nhưng không có hiệu quả.

Chú ý, nhóm thuốc này có khả năng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, nên chỉ sử dụng thuốc này khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc ức chế Leukotriene bao gồm: Montelukast, Zileuton…

8. Thuốc kháng nấm

Một trong những thủ phạm gây ra bệnh viêm xoang đó là do nấm, vì vậy có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm cho những trường hợp người bệnh viêm xoang do nguyên nhân này. Thuốc kháng nấm dùng cho người bị viêm xoang có thể kể đến là: Amphotericin B, Itraconazole, Voriconazole… Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp thuốc kháng nấm với những loại thuốc điều trị triệu chứng viêm xoang khác.

Thuốc kháng nấm đem lại nhiều lợi ích cho người bị viêm xoang có liên quan đến nấm như: ngăn chặn sự phát triển của nấm men trong hốc xoang, từ đó làm ức chế quá trình tiến triển bệnh viêm xoang, giảm triệu chứng cho người bệnh.

III. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị viêm xoang

Ngoài những lợi ích tuyệt vời trong điều trị bệnh viêm xoang, người sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm xoang có thể gặp phải một số tác dụng như sau:

- Trên hệ thần kinh trung ương: Thần kinh căng thẳng, lo lắng, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ hoặc buồn ngủ…

- Trên hệ tim mạch: Huyết áp tăng, nhịp tim tăng, rối loạn nhịp tim.

- Hệ tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan.

- Mắt: Suy giảm thị lực, khô mắt.

- Một số tác dụng phụ khác: tăng cân nhanh, tiểu nhiều, chảy máu cam, tăng nguy cơ loãng xương.

IV. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm xoang

Dưới đây là những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm xoang:

- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị viêm xoang khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể khiến cho tình trạng viêm xoang ngày càng nặng hơn, gây tốn kém tiền bạc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

- Khi sử dụng các loại thuốc trị viêm xoang cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả cho việc điều trị và an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, cần sử dụng đúng liều thuốc và thời gian để tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh. 

- Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc việc sử dụng thuốc chưa thấy đạt hiệu quả, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có thể thay đổi liều thuốc hoặc thay đổi thuốc khác phù hợp hơn.

"Làm sao để hết viêm xoang?" có lẽ là câu hỏi trăn trở của nhiều người bệnh. Việc sử dụng thuốc điều trị viêm xoang sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nếu như chúng ta kết hợp với các biện pháp áp dụng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, sắp sếp thời gian làm việc, sinh hoạt hợp lý như: 

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn.
  • Xây dựng lối sống khoa học: tránh xa khói thuốc lá, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu bia, cà phê…).
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm, hoặc người đang bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại thuốc tây trị viêm xoang thường dùng, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn sẽ điều trị viêm xoang thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

 
 
Ds Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //