Thời tiết thay đổi tàn phá cơ thể bạn như thế nào?
Thời tiết thay đổi hoàn toàn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, sức khỏe của bạn.
Thời tiết thay đổi có thể tàn phá nhiều bộ phận cơ thể (ảnh minh họa)
Thời tiết thay đổi hoàn toàn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, sức khỏe của bạn. Một số người có thể cảm thấy đau khớp mỗi khi mưa bão. Một số người khác nhạy cảm với sự thay đổi của mưa nắng đến nỗi tự ví cơ thể mình giống như “cỗ máy dự báo thời tiết”.
Cứ mỗi lần “đau đầu nhức óc” là y như rằng sau đó trời mưa hoặc khí hậu thay đổi. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi có thể tàn phá cơ thể của bạn đến mức nào?
Thay đổi huyết áp
Theo Trí thức trẻ, huyết áp của bạn có thể thay đổi do một số lý do khác nhau và thời tiết không phải là ngoại lệ. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu cho thấy thời tiết lạnh bất ngờ có thể khiến huyết áp của bạn tăng đột biến, một phần do sự thu hẹp các mạch máu xảy ra do lạnh hơn.
Gia tăng bệnh nhức đầu
Theo Mayo Clinic, sự thay đổi thời tiết một cách khắc nghiệt như quá nắng, mưa bão... có thể làm thay đổi áp lực lên cơ thể và gây ra chứng đau nửa đầu. Thời tiết quá lạnh cũng có thể làm cho các mạch máu trong não co lại, dẫn đến cơn đau đầu.
Đau nhức xương khớp
Khi thời tiết thay đổi, nhiều người bị đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi là nỗi ám ảnh của nhiều người. Toàn bộ các khớp xương đều đau nhức, khi bạn co hay duỗi thì cũng mang lại sự khó chịu hàng giờ. Thông thường triệu chứng bị đau thường có liên quan đến chứng viêm khớp hay viêm xương mãn tính.
Cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn và viêm mũi gia tăng
Vào mùa đông, khi thời tiết ngày càng lạnh hơn, bạn có nguy cơ bị viêm cao hơn. Đặc biệt là những bộ phận gắn liền với việc hô hấp như vùng cổ và mũi gây các bệnh như cảm, hen suyễn.
Một nghiên cứu từ Đại học Yale cho thấy khi bị lạnh, hệ miễn dịch của bạn sẽ suy yếu. Mũi được coi là "cơ sở" đầu tiên có nhiệm vụ chống lại cảm lạnh và cảm cúm, thế nhưng thời tiết lạnh lại làm suy yếu hệ thống miễn dịch trong mũi.
Nghiên cứu này cho thấy rằng có thể có một liên kết sinh học giữa cảm lạnh và thay đổi thời tiết, trong đó nhiệt độ lạnh hơn vào mùa đông sẽ làm cho tỉ lệ bị bệnh tăng lên. Đây là nguy cơ chung chứ không phải chỉ có những người ở ngoài trời lạnh nhiều mới bị bệnh cảm lạnh.
Tăng cao nguy cơ đau tim
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tim ở con người cao hơn khi thời tiết lạnh hơn.
Nguyên do là vì, trong thời tiết lạnh, dòng máu chảy chậm hơn, có thể khiến cơ tim bạn phải cố gắng nhiều hơn để có được lượng máu oxy cần thiết. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ ấm cơ thể để tránh những tình huống có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn, hạn chế nguy cơ bị đau tim.
Liên tục thèm ngủ
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Thần kinh (Journal of Psychosomatic Research), ở một số người, chứng buồn ngủ có thể đạt đỉnh điểm khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mát mẻ. Những người tham gia nghiên cứu đã ngủ nhiều hơn gần 3 tiếng mỗi ngày so với bất kì thời điểm nào trong năm.
Nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng là do vào mùa thu mát mẻ chúng ta ngủ nghỉ tốt hơn. Thực tế không hẳn là như vậy. Vào mùa thu, bạn ngủ nhiều nhưng bạn nghỉ ngơi ít hơn.
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khi trời chuyển lạnh thì bạn nên lưu ý một vài điều sau: - Giữ ấm cho cơ thể mỗi khi ra đường, đặc biệt các cơ quan như tay, chân, cổ, ngực, đầu. - Giữ ấm cơ thể khi đi ngủ vì nhiệt độ về đêm có thể giảm mạnh bất thường. Nên khép các cửa sổ lại để hạn chế gió lạnh lùa vào phòng gây hại sức khỏe. - Tuyệt đối không được tắm nước lạnh vì nước lạnh khiến cơ thể hạ nhiệt bất ngờ và có thể gây đột quỵ vô cùng nguy hiểm. - Uống nước ấm, tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, giữ thân nhiệt tốt hơn. - Tập thể dục thường xuyên và thiền cũng làm giảm căng thẳng cũng là những cách giúp giảm cảm lạnh, cảm cúm. - Che tay khi hắt hơi cũng là giải pháp hạn chế vi khuẩn, vi rút. |
Xem thêm bệnh viện nhi ở Sài Gòn vỡ trận vì dịch chồng dịch